Phương pháp Blended Learning

Một phần của tài liệu Đánh giá sự chủ động trong học tập của sinh viên trường đại học giáo dục trong môi trường học tập blended learning (Trang 26 - 54)

Có thể hiểu một cách đơn giản là: Blended Learning là phương pháp học kết hợp giữa hình thức học truyền thống trên lớp và E-learning hiện đại. Phương pháp này là phương pháp hướng tới giáo dục chủ động bằng cách lấy học sinh làm trung tâm. Trong giới hạn của một lớp học hoặc một khóa học, người học được phép tham gia vào các hoạt động khác nhau, chẳng hạn như học tập trên lớp, sau đó chuyển sang các bài tập hoặc thông tin nghiên cứu trên Internet, sau đó thực hành trực tiếp trên lớp và trao đổi với giáo viên trong lớp học.

Để nhận biết một khoá học được cho là truyền thống, trực tuyến E- Learning hay hỗn hợp Blended Learning, (Seaman & Elaine, 2011) đã đưa ra một bảng định nghĩa về các hình thức khố học dựa trên tỷ lệ nội dung được giảng dạy trực tuyến như sau:

Bảng 1.1: Định nghĩa về các hình thức khố học dựa trên tỷ lệ nội dung dạy học trực tuyến Tỷ lệ nội dung dạy online Hình thức khố học Mô tả

0% Dạy học truyền thống Khóa học khơng sử nội dung được chuyển tải bằng văn bản hoặc bằng dụng công nghệ trực tuyến - lời nói.

1% - 29% Dạy học có sử dụng hỗ trợ từ cơng nghệ

Khố học có sử dụng công nghệ hỗ trợ để giao bài tập hoặc tài liệu, về cơ bản là một khoá học truyền thống.

30% - 79% Blended Learning Dạy học hỗn hợp

Khóa học kết hợp giữa học trực tuyến và học trực tiếp trên lớp. Tỷ lệ nội dung được phân phối trực tuyến tương đối nhiều, thường sử dụng các cuộc thảo luận trực tuyến và giảm số lượng các cuộc gặp mặt trực tiếp.

> 80% Dạy học trực tuyến E-Learning

Khóa học mà hầu hết hoặc tất cả các nội dung được chuyển tải trực tuyến. Thường khơng có cuộc gặp mặt trực tiếp.

Như vậy, một khố học có tỷ lệ nội dung được truyền tải bằng các phương tiện công nghệ thông tin hỗ trợ ở mức 0-30% được coi là một khoá học truyền thống trên lớp, với khoá học này tỷ lệ sử dụng công nghệ thông tin ở mức thấp, chỉ có tác dụng hỗ trợ người dạy những nội dung như giao bài tập, chia sẻ tài liệu… Khố học có trên 80% thời lượng được truyền tải trực tuyến thì được coi là một khố học bằng phương pháp E-learning, hầu hết hoặc tất cả các buổi học đều được diễn ra theo hình thức trực tuyến và các buổi học gặp mặt trực tiếp thường rất ít hoặc khơng cần thiết. Cuối cùng, một khố học được gọi là sử dụng phương pháp dạy học kết hợp Blended Learning là khố học có tỷ lệ truyền tải nội dung bằng các công cụ, ứng dụng công nghệ thông tin ở mức 30-79%, việc học trên lớp và học trực tuyến được xen kẽ nhịp nhàng và đồng đều, phát huy tối đa các điểm thuận lợi của cả hai phương pháp truyền thống và trực tuyến.

Để phù hợp với mơi trường học tập, trình độ người học và khả năng vận dụng cơng nghệ thơng tin ở Việt Nam thì BL là sự kết hợp “hữu cơ”, bổ sung lẫn nhau giữa hình thức học tập trên lớp truyền thống dưới sự hướng dẫn của người dạy và hình thức tổ chức dạy học qua mạng E-Learning với tính tự giác của người học thành một thể thống nhất, trong đó các phương pháp dạy học được vận dụng mềm dẻo để tận dụng tối đa ưu điểm của công nghệ thông tin nhằm mang lại hiệu quả học tập tốt nhất.

Ưu điểm

- Thúc đẩy sự tự giác của người học: Bằng cách chuyển phần trách nhiệm từ người dạy qua người học, Blended Learning sẽ thúc đẩy sự tự chủ và tự giác trong việc học. Thông qua việc học trực tuyến, người học được hướng dẫn thiết lập và quản lý mục tiêu học tập riêng. Ngoài ra, học tập kết hợp thúc đẩy trách nhiệm học tập trong khuôn khổ giám sát nhất định. Blended Learning áp dụng ứng dụng vào chương trình giảng dạy trực tuyến, vì vậy người học có thể học theo tốc độ và tiến trình của riêng họ.

- Ứng dụng tốt hơn với công nghệ kỹ thuật số: Bằng cách tích hợp cơng nghệ, người học sẽ được trang bị tốt hơn cho kỹ năng sử dụng máy tính, mạng internet, ứng dụng trong tương lai. Ngày nay, các nhà tuyển dụng thường mong muốn nhân viên của họ biết cách sử dụng các công cụ trực tuyến cũng như việc học hỏi nhiều kiến thức hơn. Blended Learning giúp người học xây dựng nền tảng vững chắc các kỹ năng này. Phương pháp học tập kết hợp cũng giúp người học học cách đánh giá các tài liệu trực tuyến. Với việc ngày càng nhiều tin tức giả, học hỏi nhiều kiến thức và hiểu biết về truyền thông là những kỹ năng cần thiết giúp xác định và kiểm tra các nguồn thơng tin có chất lượng.

- Giúp tiết kiệm chi phí đào tạo: phương pháp này giúp tối đa hóa tiết kiệm chi phí như chi phí cơ sở tại trường, sửa chữa xây dựng và bảo trì, chi phí đi lại. Thay vào đó, người học có thể sử dụng khơng gian công cộng như thư viện

hay nhà riêng.

- Giúp tăng sự tương tác: Thông qua Blended Learning, người học có thể gặp gỡ người dạy và các người học khác bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu. Dạy học theo nhóm dễ dàng hơn nhiều trong mơi trường trực tuyến khi người dạy có thể đến từ bất kỳ nơi đâu trên thế giới và chủ đề bài học có thể đa dạng hơn.

- Nội dung bài học trở nên hấp dẫn hơn: Blended Learning có thể phá vỡ sự đơn điệu của lớp học truyền thống bằng cách mang đến những thông tin mới mẻ trong nhiều bối cảnh khác nhau và tìm kiếm được bằng nhiều nguồn tri thức khác nhau.

Nhược điểm

- Đòi hỏi thời gian để người dạy và người học có thể tiếp cận và làm quen với cơng nghệ mới, điều này có thể bị hạn chế ở những vùng xa xôi hẻo lánh hoặc công nghệ thông tin, truyền thông, internet kém phát triển.

- Người dạy muốn áp dụng phương pháp học tập kết hợp Blended Learning thành công không những phải quan tâm đến chất lượng nội dung chương trình mơn học mà cịn phải phân bổ được hợp lý tỷ lệ phù hợp giữa học trực tiếp và học trực tuyến.

- Người tham gia bắt buộc phải có những nền tảng cơ bản về cơng nghệ thơng tin hoặc có ý thức học hỏi. Mọi trục trặc về thiết bị điện tử cũng như sự lúng túng của người dùng có thể mang lại những kết quả không mong muốn trong tiết học cũng như làm giảm động lực tham gia, tăng tỷ lệ bỏ học giữa chừng.

- Bản chất của mơ hình học tập kết hợp Blended Learning là người dạy phải cởi mở trong phong cách giảng dạy, thốt ra khỏi những khn khổ cũ để phù hợp với cách thức mới lấy người học làm trung tâm. Điều này đòi hỏi người học phải có ý thức tự chủ cao mới có thể phát huy được những lợi ích tích cực của mơ hình này.

Các mơ hình học tập Blended Learning:

tùy theo đặc thù học sinh của lớp học (Garrison và Kanula, 2004):

(1) Face-To-Face Driver (giảng dạy trực tiếp): Nơi mà giảng viên cho lời hướng dẫn và các công cụ hỗ trợ bằng công cụ kĩ thuật số, thích hợp với các lớp học có đa dạng các phân khúc học sinh về khả năng cũng như trình độ hiểu biết.

(2) Sự luân phiên (Rotation): Sinh viên xoay vịng thơng qua thời khóa biểu của các môn học trực tuyến độc lập và các lớp học trực diện với giảng viên. Mơ hình này thích hợp với các học sinh giỏi về mặt này nhưng yếu về mặt khác.

(3) Flex (linh hoạt): Hầu hết chương trình giảng dạy được phân phối bằng nền tảng kĩ thuật số và giảng viên có mặt để thảo luận và ủng hộ trực diện. Các giáo viên đóng vai trị là người trực tiếp hướng dẫn hơn là người cung cấp hướng dẫn. Mơ hình này phù hợp với người học gặp phải vấn đề hoặc người học vừa học vừa làm, thời gian lên lớp không nhiều.

(4) Labs (phịng thực hành): Tất cả các chương trình giảng dạy được phân phối thông qua nền tảng kĩ thuật số nhưng ở một địa điểm phù hợp. Sinh viên thường tham gia các lớp học truyền thống trong mơ hình này.

(5) Self-blend (tự học): Mơ hình cho phép sinh viên học các mơn học ngồi chương trình truyền thống. Sinh viên có thể chọn gia tăng cách học truyền thống của họ với khóa học trực tuyến.

(6) Online driver (học trực tuyến): Sinh viên hoàn thành tồn bộ khóa học thơng qua một nền tảng online với giảng viên check-ins. Tất cả các chương trình đào tạo và dạy học đều được phân phối thông qua nền tảng kĩ thuật số và gặp gỡ trực diện được thiết lập và xuất hiện khi cần thiết.

1.3 Cơ sở lý luận về hoạt động học tập của người học

Giảng dạy và học tập hiệu quả luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với người dạy và người học. Đối với người dạy, các học thuyết học tập giúp người dạy xác định được năng lực của người học để từ đó định hướng, lựa chọn

phương pháp giảng dạy phù hợp. Đối với người học, các học thuyết học tập giúp người học hiểu được năng lực của bản thân để từ đó lựa chọn được phương pháp học tập hiệu quả. Nghiên cứu của Nguyễn Danh Nam (2020) đã chỉ ra một số lý thuyết dạy học phổ biến hiện nay như sau:

• Thuyết chín muồi sinh học (Maturism Theory):

Theo thuyết chín muồi sinh học, học tập là một bản năng tự nhiên theo một trình tự đã được lập trình sẵn, nếu người học đạt đến sự chín muồi để học điều gì đó, họ sẽ nắm bắt được phương pháp học điều đó. Người dạy cần xây dựng một môi trường học tập thoải mái, nhận biết chính xác thời điểm để tác động người học tham gia vào quá trình học tập và tổ chức các hoạt động phù hợp với nhu cầu, hứng thú của người học.

• Thuyết hành vi (Behaviorism Theory):

Theo thuyết hành vi, học tập là một quá trình phản xạ có điều kiện, sự thay đổi hành vi của một người là kết quả phản ứng của bản thân với các sự kiện trong môi trường. Thuyết hành vi chủ yếu nhấn mạnh tới việc học thuộc lịng, q trình học tập dựa trên quy chế thưởng phạt, người dạy là chủ thể của kiến thức, đưa ra những kích thích để tạo ra những phản xạ có điều kiện ở người học.

• Thuyết nhận thức (Cognitivism Theory):

Theo thuyết nhận thức, học tập là sự tiếp thu hoặc tổ chức lại các cấu trúc nhận thức, xử lý và lưu trữ thông tin một cách chủ động của người học thơng qua các giác quan nghe và nhìn. Người học thu được kết quả học tập tốt nhất khi họ cấu trúc được kiến thức để tạo ra sự liên kết giữa kiến thức mới và những kiến thức có sẵn.

• Thuyết kiến tạo (Constructivism Theory):

Theo thuyết kiến tạo, học tập là quá trình kiến tạo kiến thức của người học thông qua sự tương tác với mơi trường. Kiến thức sẽ được hình thành qua

kinh nghiệm của chính bản thân người học. Người học là chủ thể của hoạt động, tự chủ, tự xây dựng và thực hiện mục tiêu, phương pháp học tập. Người dạy đóng vai trị là người hướng dẫn, định hướng người học khám phá kiến thức.

• Thuyết kết nối (Connectivism Theory):

Theo thuyết kết nối, học tập là q trình xây dựng mạng lưới kết nối thơng qua các nút kiến thức có sẵn và các nút kiến thức mới. Người học đóng vai trị chủ động trong việc thiết kế quá trình học tập, đồng thời được cung cấp công cụ để tạo phương pháp học tập riêng. Khi đó trách nhiệm của người dạy là giúp người học phát triển khả năng chủ động tìm tịi và lĩnh hội kiến thức.

• Thuyết đa thơng minh (Theory of Multiple Intelligences):

Theo thuyết đa thơng minh, có nhiều loại hình trí thơng minh được phản ánh theo những cách thức khác nhau trong cuộc sống. Con người có tất cả các loại hình trí thơng minh. Tuy nhiên, mỗi người sẽ chỉ có một số loại hình thơng minh vượt trội tạo nên đặc thù của người đó. Do vậy, người dạy cần chú trọng tới cấu trúc trí tuệ của người học để sử dụng phương pháp dạy học phù hợp và định hướng người học tìm hiểu sâu khái niệm cốt lõi hơn là học nhiều nội dung. Ngồi sáu học thuyết trên, cịn có một số học thuyết khác như: thuyết linh hoạt nhận thức (Cognitive Flexibility), thuyết học tập theo tình huống (Situated Learning), thuyết cộng đồng thực hành (Communities of Practice), thuyết học tập khám phá (Discovery Learning), thuyết phát triển xã hội (Social Development), thuyết tải nhận thức (Cognitive Load), thuyết cải tạo (Elaboration)…

Trong thời đại phát triển của khoa học và công nghệ hiện nay, môi trường học tập đã thay đổi dần từ phương thức học tập truyền thống sang học tập trực tuyến hoặc có thể kết hợp hai phương thức đó với nhau. Từ đó địi hỏi chương trình giáo dục phải được chỉnh sửa hoặc thiết kế mới để phù hợp và thay thế các khố học truyền thống cũ, khi đó các phương pháp giảng dạy và học tập cũng sẽ bị thay đổi, người dạy và người học sẽ trao đổi và tương tác với nhau

thông qua môi trường trực tuyến nhiều hơn, người học có thể học bất cứ khi nào tại bất cứ địa điểm nào mà họ cảm thấy phù hợp và thoải mái cho hoạt động học tập lĩnh hội tri thức của mình. Khi hình thức học tập này diễn ra và dần trở nên phổ biến thì nhiệm vụ của người dạy sẽ dần dần thay đổi, giảng dạy sẽ khơng cịn là nhiệm vụ chính của họ mà thay vào đó các cơng cụ và ứng dụng trực tuyến sẽ hỗ trợ hoặc có thể thay thế hồn tồn vai trị của người dạy. Khi đó người dạy có vai trị nghiên cứu và thiết kế chương trình học, khố học sao cho phù hợp với năng lực và điều kiện của người học, điều đó địi hỏi người dạy phải có những kỹ năng và trình độ chun mơn về thiết kế chương trình đào tạo và có những sự hiểu biết về các học thuyết học tập phù hợp.

1.4 Cơ sở lý luận về sự chủ động trong học tập của người học

1.4.1 Các quan niệm về sự chủ động trong học tập

Tự chủ trong học tập đang ngày càng trở thành một cách tiếp cận hiện đại trong nền giáo dục hiện nay khi mà nhiều giáo viên luôn cố gắng phát triển khả năng tự học của học sinh. Việc chủ động trong học tập khiến người học có trách nhiệm hơn đối với việc học của mình và sẽ hỗ trợ người học rất nhiều trong hoạt động học tập ở tương lai.

Tự chủ trong học tập nghĩa là người học có thể kiểm soát được hoạt động học tập của họ, ở cả trong và ngồi lớp học, người học có thể kiểm sốt mục đích và cách mà họ thực hiện việc học như thế nào. Tuy nhiên, quá trình thúc đẩy và tạo ra môi trường tự chủ của người học là một quá trình lâu dài và phức tạp. Để thúc đẩy hoạt động học tập được thực hiện bên ngoài lớp học nhiều hơn so với thời gian trong giờ học ở trường thì học sinh phải được hướng dẫn cách tự học.

Định nghĩa của Holec (1981) về quyền tự chủ của người học là định nghĩa được trích dẫn nhiều nhất nhất trong lĩnh vực này, ơng cho rằng: Một người có khả năng tự chủ trong học tập nghĩa là người ấy có khả năng tự chịu trách nhiệm cho việc học của mình. Holec giải thích thêm rằng quyền tự chủ

của người học địi hỏi họ phải chịu trách nhiệm cho tất cả các khía cạnh của việc học như xác định mục tiêu, xác định nội dung và tiến trình, lựa chọn phương pháp học và cuối cùng là đánh giá lại những gì đã đạt được.

Theo định nghĩa của Holec, khái niệm tự chủ được chấp nhận như một năng lực của người học hơn là các tình huống trong hoạt động học tập. Mặt khác, Dickinson (1987) định nghĩa sự tự chủ của người học là những tình huống trong đó người học làm việc theo hướng riêng của họ bằng cách đưa ra tất cả

Một phần của tài liệu Đánh giá sự chủ động trong học tập của sinh viên trường đại học giáo dục trong môi trường học tập blended learning (Trang 26 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)