Bảng 3.7 : Kiểm tra tính đồng nhất của các phương sai yếu tố giới tính
8. Cấu trúc của luận văn
3.6 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Đặt giả thuyết Ho: “ Sự chủ động trong học tập của sinh viên bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Các đặc điểm cá nhân (giới tính, thành tích học tập, số mơn học BL, số giờ tự học); ý thức học tập cá nhân; sự hướng dẫn của giảng viên; sự tương tác với bạn học và sự hỗ trợ của nhà trường trong môi trường
Blended Learning)”.
• Kết quả phân tích hồi quy đa biến các yếu tố Ý thức học tập của người
học; Hướng dẫn của giảng viên; Tương tác với bạn học và Yếu tố hỗ trợ của
nhà trường ảnh hưởng đến Sự chủ động trong học tập của người học trong môi
3.1111 3.0788 3.1724 3.4643 3.4861 3.5060 3.4688 3.4167 2.8 2.9 3.0 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3 4 5 6 7 8 9 10
trường BL ở mục 3.3.2 đã chỉ ra rằng, có 3 yếu tố có giá trị sig<0.05 và có sự ảnh
hưởng tích cực đến sự chủ động học tập của sinh viên bao gồm ý thức học tập, hướng dẫn của giảng viên và tương tác với bạn học trong học tập.
Có 1 yếu tố có giá trị sig. >0.05 đó là yếu tố sự hỗ trợ của nhà trường, có thể nói yếu tố này khong có hoặc có rất ít ảnh hưởng đến sự chủ động học tập của người học. Điều này có thể do (1) Trong thời điểm khảo sát, dịch bệnh covid đang diễn biến phức tạp nên hầu hết thời gian học tập sinh viên học tại nhà và không đến trường; (2) Việc cập nhật dữ liệu về kết quả học tập của sinh viên lên cổng thơng tin sinh viên cịn chưa kịp thời; (3) Những chương trình hội thảo, seminar, nghiên cứu khoa học… được tổ chức nhưng sinh viên chưa quan tâm…
Như vậy, đối với 4 yếu tố được đề cập và nghiên cứu mơ hình hồi quy, có thể kết luận các yếu tố đều có ít nhiều sự ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu là sự chủ động học tập của người học trong mơi trường BL.
• Kết quả phân tích sự khác biệt về sự chủ động trong học tập của các sinh viên có các đặc điểm khác nhau về giới tính, thành tích học tập, số giờ tự học và số mơn học BL bằng phương pháp phân tích ANOVA một yếu tố ở mục 3.4 cho các kết quả như sau:
- Có sự khác biệt về sự chủ động trong học tập giữa các sinh viên có thành tích học tập khác nhau;
- Có sự khác biệt về sự chủ động trong học tập giữa các sinh viên có thời gian dành cho việc tự học khác nhau;
- Có sự khác biệt về sự chủ động trong học tập giữa các sinh viên có số mơn học đã từng học bằng phương pháp BL khác nhau;
- Khơng có sự khác biệt về sự chủ động trong học tập giữa các sinh viên có giới tính khác nhau. Ở nội dung này có thể thấy rằng, phần thống kê mô tả đã chỉ ra rõ trong tổng số 340 sinh viên tham gia khảo sát, tỷ lệ sinh viên phân theo giới tính là 90,35% sinh viên nữ và 9,65% sinh viên nam, đây là một sự chênh lệch rất lớn. Điều này cũng đã được tác giả giải thích ở phần thống kê mơ tả đó là do tính chất đặc thù của nhà trường đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực sư
HSHQ: 0.443
HSHQ: 0.159
HSHQ: 0.147
HSHQ: 0.005
phạm nên thu hút được nhiều đối tượng sinh viên nữ hơn là sinh viên nam. Do sự chênh lệch lớn này nên số liệu phân tích thống kê khơng thể chỉ rõ ra có sự khác biệt hay không về sự chủ động học tập giữa sinh viên nam và sinh viên nữ. Vì vậy trong phạm vi đề tài này, tác giả sẽ khơng sử dụng yếu tố giới tính để nghiên cứu sự khác biệt về sự chủ động học tập trong mơi trường BL.
Từ những kết quả trên có thể kết luận giả thuyết Ho được chấp thuận. Mơ hình thích hợp với dữ liệu nghiên cứu đánh giá sự chủ động trong học tập của người học trong môi trường Blended Learning bị ảnh hưởng bởi các yếu tố liên quan bao gồm: các đặc điểm cá nhân; ý thức học tập cá nhân; sự hướng dẫn của giảng viên, sự tương tác với bạn học và sự hỗ trợ của nhà trường. Mơ hình tác động được minh họa như sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 3.1: Mơ hình tác động của các yếu tố đến sự chủ động trong học tập của người học trong môi trường Blended Learning
Ý thức học tập của SV Sự hướng dẫn của GV Tương tác với bạn học Sự hỗ trợ của nhà trường Đặc điểm cá nhân (thành tích học tập, số giờ tự học, số mơn đã học BL) Sự chủ động trong học tập của SV trong môi trường
Tiểu kết chương 3
Nội dung chương 3 bao gồm các thông tin liên quan về đề tài nghiên cứu với cỡ mẫu là 340 sinh viên tham gia thực hiện khảo sát. Trong chương đã thực hiện các nội dung thống kê mô tả cho các câu hỏi/các nhóm yếu tố định tính và định lượng. Đánh giá mức độ chủ động học tập của người học thông qua thống kê mô tả. Xét mối tương quan giữa các nhóm nhân tố với sự chủ động trong học tập của người học, kiểm định mơ hình phân tích hồi quy tuyến tính và thu được kết quả các nhân tố nghiên cứu đều có tác động đến sự chủ động trong học tập của người học dù mức độ ảnh hưởng khơng đồng đều. Tiếp đó tác giả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến sự chủ động học tập của người học trong môi trường Blended Learning.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Blended Learning là một hình thức học tập đã được nhiều trường đại học tiên tiến trên thế giới áp dụng và triển khai từ nhiều năm trở lại đây. Ở Việt Nam, trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN cũng đã bắt đầu áp dụng hình thức đào tạo BL từ năm 2017 đến nay và ở năm học 2019 - 2020, nhà trường đã triển khai hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến Moodle vào phục vụ việc dạy và học của giảng viên và sinh viên trong nhà trường. Trong tình hình dịch bệnh Covid- 19 đang diễn biến phức tạp trên tồn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng thì phương pháp học tập hỗn hợp là một phương án tối ưu để giúp cho việc học tập của người học không bị gián đoạn. Khi đặt ra mục đích nghiên cứu của đề tài: “Đánh giá hiệu quả của phương pháp Blended Learning đến sự chủ động trong
học tập của sinh viên trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN”, tác giả đã nghiên
cứu tổng quan, cơ sở lý luận và tiến hành nghiên cứu khảo sát qua ý kiến của chính các sinh viên trong nhà trường đang được học tập trong môi trường BL, từ đó đã rút ra những kết luận như sau:
a) Cách thức tổ chức dạy học của giảng viên trong môi trường BL hầu hết đều được tổ chức đúng cách thức; người học có thời gian để học tập từ giảng viên; người học có thời gian tự học và nhận được sự hỗ trợ kịp thời và tận tình của giảng viên khi cần được giúp đỡ. Sự chủ động học tập của người học được đánh giá thông qua các câu hỏi về các hoạt động học tập trước khi diễn ra môn học (chủ động chuẩn bị bài, xác định mục tiêu, kế hoạch học tập…), trong khi diễn ra hoạt động học tập (chủ động ghi chép bài học, lựa chọn phương pháp học tập, nghiên cứu tài liệu học tập…) và sau khi diễn ra hoạt động học tập (chủ động đánh giá lại quá trình học tập, vận dụng kiến thức được học…). Về cơ bản, các mức độ thực hiện các hoạt động học tập đều đạt được sự đồng thuận và giá trị trung bình của nhóm tiêu chí đạt
mức độ cao, do đó có thơng qua thống kê mơ tả có thể đánh giá về mức độ chủ động học tập của sinh viên tương đối tốt.
b) Kiểm định phân tích hồi quy tuyến tính với 4 nhân tố chính tác động trong mơ hình nghiên cứu. Kết quả cho thấy, các nhóm nhân tố đều có mức độ ảnh hưởng khác nhau, các nhân tố tác động đều đạt hệ số hồi quy dương và có ý nghĩa thống kê. Vì vậy, chấp nhận giả thuyết nghiên cứu của đề tài và kết luận rằng các yếu tố như động cơ học tập của người học, sự hỗ trợ và tương tác của giảng viên, bạn bè, nha trường đều có ảnh hưởng tích cực đến sự chủ động học tập của người học, trong đó động cơ học tập của người học trong mơi trường BL có tác động rõ rệt nhất đến sự chủ động trong học tập.
c) Một số yếu tố về đặc điểm cá nhân gây ảnh hưởng tới sự chủ động trong học tập của người học liên quan đến số môn học mà người học được đặt trong mơi trường BL, thành tích học tập của bản thân người học và số lượng thời gian dành cho hoạt động tự học của sinh viên. Một yếu tố không cho kết quả đánh giá rõ ràng thuộc về yếu tố giới tính, do đặc thù của nhà trường đào tạo về các ngành thuộc lĩnh vực giáo dục, về kết quả thống kê mô tả cũng cho thấy, hơn 90% sinh viên tham gia khảo sát thuộc giới tính nữ cho nên trong đề tài này, chưa thể phân tích được sự khác biệt về sự chủ động học tập của người học thông qua yếu tố giới tính.
d) Từ các phân tích về mối tương quan của các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ chủ động học tập của sinh viên trong môi trường Blended Learning có thể đánh giá rằng: Sinh viên của trường Đại học Giáo dục có mức độ chủ động trong học tập ở mức cao khi được đặt trong môi trường học tập kết hợp Blended Learning.
e) Từ những kết quả nghiên cứu đã đạt được của đề tài, tác giả xin đưa ra một số đề xuất đối với ba nhóm đối tượng chính là giảng viên, sinh
viên và nhà trường. Các đề xuất này mong muốn nhằm tăng cường sự chủ động trong học tập của người học trong môi trường Blended Learning.
2. Khuyến nghị
Dựa trên các kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả xin đưa ra một số khuyến nghị nhằm mong muốn tăng cường sự chủ động trong học tập của người học khi được đặt trong môi trường BL tại trường Đại học Giáo dục - ĐGQGHN như sau:
a) Đối với nhà trường
- Đẩy mạnh sự hỗ trợ và tương tác giữa nhà trường và sinh viên thông qua cổng thông tin sinh viên như kịp thời cập nhật kết quả học tập, thông báo nhắc nhở khi sinh viên thuộc diện cảnh báo học tập…;
- Tổ chức những hội thảo, tọa đàm để các giảng viên chia sẻ cùng sinh viên những khó khăn trong khi học tập trong mơi trường BL; chia sẻ của các sinh viên khóa trước có thành tích học tập tốt với các bạn sinh viên mới về kinh nghiệm chủ động học tập trong môi trường BL;
- Khuyến khích người học sáng tạo trong khi học tập trong môi trường học tập kết hợp, tập huấn giới thiệu và hướng dẫn sử dụng các phần mềm học trực tuyến mà nhà trường đang áp dụng, giải thích tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp để sinh viên xác định được phương pháp học tập phù hợp với bản thân.
b) Đối với giảng viên
- Tăng cường và sử dụng phong phú hơn nhiều hoạt động/nhiệm vụ học tập trong môi trường trực tuyến nhằm thúc đẩy sự chủ động trong học tập của người học khi học tập, nghiên cứu tài liệu và nâng cao các kỹ năng xử lý tình huống cho người học;
- Cung cấp các thông tin phản hồi liên tục qua nhiều phương tiện khác nhau để có thể kịp thời hỗ trợ người học khi gặp khó khăn, chỉ ra những
thiếu sót để có thể giúp sinh viên điều chỉnh phương pháp học tập tốt hơn và hướng tới có thể chủ động trong hoạt động học tập của bản thân; - Khi thực hiện kiểm tra đánh giá, GV cung cấp các tiêu chí đánh giá cụ
thể, phù hợp giúp cho người học nắm bắt được để từ đó có thể chủ động tự đánh giá về hoạt động của bản thân nhằm tăng kết quả học tập;
- Ngoài các tài liệu liên quan đến bài học, GV có thể giới thiệu thêm những tài liệu tham khảo liên quan đến chủ đề học tập để người học có thể chủ động khám phá và nâng cao năng lực bản thân.
c) Đối với sinh viên
- Trước mỗi môn học hoặc mỗi buổi học, sinh viên cần lập kế hoạch học tập một cách cân đối và hợp lý. Cân nhắc những nhiệm vụ học tập cần thiết để hoàn thành trước và đảm bảo đúng tiến độ mà kế hoạch đã đặt ra;
- Chủ động liên hệ với GV và trao đổi về những khó khăn để được GV tư vấn, hướng dẫn kịp thời trong quá trình học, tiếp thu những phản hồi nhận được để hoạt động học tập đi đúng với mục tiêu đã đặt ra trong kế hoạch;
- Học hỏi kinh nghiệm học tập từ các sinh viên khóa trước, từ đó có thể học tập đổi mới và điều chỉnh phương pháp học tập của mình phù hợp hơn; - Tương tác với bạn bè thường xuyên và tích cực hơn kể cả trong và ngồi
giờ học để có thế học hỏi lẫn nhau, đánh giá đồng cấp giúp hoàn thiện hơn quá trình học tập của bản thân;
- Chủ động vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tế hoặc vào các môn học sau để phát triển các kỹ năng, kiến thức đã được học, tìm hiểu và bổ sung các kiến thức mới…;
- Đối mới và sáng tạo hoạt động học tập để luôn cảm thấy hào hứng khi học tập, môi trường học tập kết hợp tạo ra nhiều cơ hội để người học có thể sáng tạo và đối mới phương pháp học tập của mình giúp cho hoạt động học tập có thể trở nên hứng thú hơn;
Những kết quả nghiên cứu của luận văn là những cơ sở khoa học và thực tiễn về những vấn đề liên quan đến sự chủ động trong học tập của người học khi được đặt trong môi trường Blended Learning tại trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN. Từ đó tác giả xin phép đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn sự chủ động trong học tập của sinh viên nói riêng và chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung. Tuy nhiên đề tài nghiên cứu còn nhiều hạn chế như mới chỉ tập trung vào một số khía cạnh liên quan đến sự chủ động trong học tập của sinh viên mà chưa nghiên cứu được một cách toàn diện; đối tượng khảo sát tập trung tại trường Đại học Giáo dục nên mơ hình lý thuyết được kiểm định có thể khơng phù hợp với các cơ sở giáo dục khác… Do vậy trong tương lai, tác giả mong muốn có thể học tập và tiến hành thực hiện các nghiên cứu khác trong phạm vi rộng và mơ hình nghiên cứu tồn diện hơn để có cái nhìn tổng thể chính xác hơn về sự chủ động học tập của người học khi được đặt trong môi trường Blended Learning.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt
1. Nguyễn Ngọc Dung và Nguyễn Thị Toan (2020), Ứng dụng "Blended
Learning" trong hoạt động bồi dưỡng phát triển năng lực giáo viên giáo dục cơng dân, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 216-
220.
2. Lê Đình (2004), Cơ sở khoa học của việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự
nghiên cứu cho sinh viên sư phạm ngành Vật lý, Đề tài khoa học công nghệ
cấp Bộ, Mã số B2004.09.07, Trường Đại học sư phạm Huế.
3. Hà Thị Đức và Nguyễn Văn Hộ (2002), Giáo dục học đại cương, NXB Giáo dục Hà Nội.
4. Trần Hoàng Huy và Nguyễn Kim Đào (2014), Tổ chức hoạt động dạy học
theo b-Learning đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo sau 2015, Tạp chí khoa học - Đại Học Văn Hiến.