Mơ hình nghiên cứu đánh giá sự tự chủ của người học trong môi trường học tập

Một phần của tài liệu Đánh giá sự chủ động trong học tập của sinh viên trường đại học giáo dục trong môi trường học tập blended learning (Trang 53)

Bảng 3.7 : Kiểm tra tính đồng nhất của các phương sai yếu tố giới tính

8. Cấu trúc của luận văn

1.7 Mơ hình nghiên cứu đánh giá sự tự chủ của người học trong môi trường học tập

trường học tập kết hợp Blended Learning

Chủ động trong vấn đề học tập là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định người học có thể đạt được mục tiêu học tập ở mức độ nào, nhất là khi hoạt động dạy và học được đặt trong môi trường học tập kết hợp. Trường học không thể là nơi có thể cung cấp tất cả các kiến thức mà người học có thể sử dụng trong suốt cuộc đời. Do đó các em cần có những kỹ năng cần thiết để học tập một cách chủ động, nếu như các em có cơ hội để hiểu mình, hiểu thế giới xung quanh, hiểu các quy luật phát triển của cuộc sống thì các kỹ năng này sẽ được hình thành và phát triển.

Những cơ hội học tập này sẽ giúp người học tăng cường khả năng thích ứng với cuộc sống thay đổi và học tập tích cực, đồng thời thể hiện trách nhiệm xã hội của họ đối với việc học của chính bản thân mình. Nói cách khác, mục tiêu của giáo dục là đạt được sự phát triển tính tự chủ của người học ( Judy Ho vầ David Crookall, 1995).

Taylor (1995) khi nghiên cứu về vấn đề tự học của HS trong trường phổ thơng đã xác định: “Người có năng lực tự học thì họ ln có tính kỷ luật, độc lập, tự tin và biết định hướng mục tiêu hoạt động và có những kỹ năng hoạt động phù hợp trong những hoàn cảnh cụ thể”. Năng lực tự học gồm 16 thành tố xếp vào ba nhóm yếu tố cơ bản: thái độ, tính cách, kĩ năng. Taylor đã xác nhận người tự học là người có động cơ học tập và bền bỉ, có tính độc lập, kỉ luật, tự tin và biết định hướng mục tiêu, có kĩ năng hoạt động phù hợp

Lê Đình (2004) đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tự học của sinh viên và cho rằng năng lực tự học là ý thức, thái độ và kỹ năng tự học của sinh viên. Hai yếu tố ảnh hưởng chính, đó là yếu tố bên trong (bao gồm mục đích học tập, chuyên ngành, giới tính, điều kiện học tập cá nhân ...) và yếu tố bên ngoài (bao gồm phương pháp giảng dạy, tương tác với bạn bè, cơ sở vật chất của trường...). Với vấn đề nghiên cứu của đề tài này là Đánh giá sự chủ động trong học tập của sinh viên trong môi trường học tập kết hợp Blended Learning, có thể thấy các yếu tố bên ngồi ở đây chính là các yếu tố liên quan đến nhà trường ảnh hưởng đến môi trường học Blended Learning tại trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Từ những cơ sở lý luận và căn cứ trên, tác giả đã xây dựng mơ hình nghiên cứu của đề tài luận văn bao gồm các yếu tố sau đây:

Sơ đồ 1.1: Mơ hình nghiên cứu đề xuất

BLENDED LEARNING Người có năng lực tự học, chủ động trong học tập Nhận thức -Có động cơ học tập -Độc lập -Có tính kỷ luật -Hoạt động có mục đích - ... Kỹ năng -Lập kế hoạch

-Quản lý thời gian

-Thực hiện các hoạt động học tập

Thái độ

- Chịu trách nhiệm với hoạt động học tập của mình

-Đối mặt với khó khăn

CHỦ ĐỘNG TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN Hình thức tổ chức học tập Thái độ chủ động học tập của người học Ý thức học tập của người học Hướng dẫn của giảng viên Tương tác với bạn học Yếu tố nhà trường Ý kiến cá nhân của người học

Tiểu kết chương 1

Trong chương thứ nhất, tác giả đã trình bày về tổng quan các nghiên cứu và cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Về cơ sở lý luận, tác giả đã tổng hợp dựa trên quan điểm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về hoạt động dạy và học, các hình thức dạy học trong đó nhấn mạnh về hình thức học tập hỗn hợp Blended Learning, các lý thuyết liên quan đến sự chủ động trong học tập của người học. Từ đó đưa ra các kết luận và các khái niệm liên quan phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài.

Về tổng quan nghiên cứu, tác giả đã tóm tắt một số cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài.

Cuối cùng, dựa trên tổng quan nghiên cứu và các cơ sở lý luận liên quan, tác giả đã xây dựng mơ hình nghiên cứu liên quan đến đánh giá sự chủ động học tập của sinh viên trong môi trường Blended Learning.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1 Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của đề tài được thực hiện theo sơ đồ 2:

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu trong luận văn

Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước: Nghiên cứu sơ bộ và Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu sơ bộ thơng qua phát bảng khảo sát thăm dò cho 125 sinh viên chính quy bậc Đại học đang theo học tại Trường ĐHGD - ĐHQGHN. Mục

Nghiên cứu lý thuyết

Thiết kế thang đo dự kiến

Thử nghiệm thang đo

Thu thập thông tin bằng phiếu khảo sát chính thức

Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Kết luận và khuyến nghị

Đánh giá thang đo

Điều chỉnh, hoàn thiện thang đo

đích chính là điều chỉnh lại cách sử dụng thuật ngữ, nội dung các câu hỏi trong bảng hỏi cho phù hợp, phục vụ cho việc điều tra chính thức.

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua khảo sát bằng bảng hỏi với kích thước mẫu là 383 sinh viên để kiểm nghiệm các giả thuyết nghiên cứu đã đặt ra thông qua đánh giá thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha.

2.2. Thiết kế công cụ nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn các cơng trình nghiên cứu về sự chủ động trong học tập, tác giả tiến hành thiết kế và xây dựng phiếu khảo sát phục vụ cho việc nghiên cứu theo các bước chính sau:

Xác định mục đích, phạm vi, nội dung của phiếu khảo sát

Phiếu khảo sát được xây dựng với mục đích thu thập ý kiến của sinh viên đại học chính quy đang học tập tại trường Đại học Giáo dục. Nội dung trọng tâm của phiếu là khảo sát phản hồi của sinh viên về những yếu tố liên quan đến sự chủ động trong học tập và môi trường học tập Blended Learning.

Thiết kế phiếu khảo sát dự kiến

- Dựa trên phần cơ sở lý luận đã nghiên cứu được và các cơng trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài, thiết kế các câu hỏi có liên quan đến yếu tố bên trong, yếu tố bên ngoài và các hoạt động tự chủ trong học tập của sinh viên khi học trong môi trường Blended Learning.

- Phiếu khảo sát dự kiến được thảo luận với giảng viên hướng dẫn để phân tích lại về cấu trúc phiếu, các nội dung câu hỏi và số lượng câu hỏi trong phiếu.

- Phiếu khảo sát được hỏi thêm ý kiến đóng góp của các chuyên gia có kinh nghiệm nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục hoặc đang nghiên cứu về hoạt động dạy học trong môi trường Blended Learning.

- Thơng qua ý kiến đóng góp của giảng viên hướng dẫn và các chuyên gia, chỉnh sửa lại các câu hỏi và tổng thể phiếu để hoàn thiện xây dựng phiếu khảo sát bắt đầu đưa vào thử nghiệm.

Nội dung phiếu khảo sát

Phiếu khảo sát bao gồm 02 phần:

Phần 1: Thông tin cá nhân về đối tượng khảo sát

Phần 2: Nội dung khảo sát: Trong phần này, tác giả chia làm 4 nội dung chính, trong đó sử dụng các câu hỏi lựa chọn đáp án phù hợp hoặc sử dụng thang đo Likert để đánh giá tiêu chí với 4 mức độ (1. Hồn tồn khơng đồng ý; 2. Không đồng ý; 3. Đồng ý; 4. Hồn tồn khơng đồng ý). Các thang đo này đã được kiểm định và sử dụng nhiều lần trong các nghiên cứu trước đây ở trong nước và trên thế giới.

- Nội dung 1 về hình thức tổ chức học tập trong mơi trường BL

- Nội dung 2 về thái độ chủ động trong học tập của người học trong môi trường BL.

- Nội dung 3 về ý thức học tập của người học trong môi trường BL.

- Nội dung 4 về hướng dẫn của giảng viên trong môi trường BL.

- Nội dung 5 về tương tác với bạn học trong môi trường BL

- Nội dung 6 về yếu tố nhà trường trong môi trường BL.

- Nội dung 7 về ý kiến cá nhân của người học khi học tập trong môi trường

BL.

2.3 Đánh giá thang đo

2.3.1 Điều tra thử nghiệm phiếu kháo sát

Mẫu điều tra thử nghiệm

Phiếu khảo sát sau khi thiết kế hoàn thành được thử nghiệm để đánh giá chất lượng bộ công cụ và có những điều chỉnh cần thiết (nếu có). Số sinh viên được khảo sát thử nghiệm là 125 SV với phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện.

Tác giả đã hướng dẫn về mục đích, ý nghĩa của hoạt động khảo sát này và giải thích ý nghĩa của các câu hỏi, các nhân tố trong phiếu khảo sát cho sinh viên. Sinh viên thực hiện làm phiếu khảo sát trong vịng 20 phút sau đó thu lại. Chi tiết cụ thể về số phiếu phát ra và thu về như sau:

- Số phiếu phát ra :125 phiếu - Số phiếu thu lại :125 phiếu • Phân tích số liệu khảo sát

Số liệu thu lại được từ đợt điều tra thử nghiệm sẽ được sử dụng để đánh giá và hoản chỉnh chất lượng của bộ công cụ đo lường. Để phân tích những số liệu này tác giả thực hiện qua 3 bước:

- Bước 1: Xử lý thô các phiếu khảo sát thu thập được trên Excel, số phiếu sau khi xử lý là 125 phiếu

- Bước 2: Mã hóa các thơng tin và nhập dữ liệu vào phần mềm SPSS - Bước 3: Sử dụng phần mềm SPSS để phân tích số liệu, xác định độ tin cậy của phiếu khảo sát và sự tương quan giữa các câu hỏi trong phiếu.

Kết quả phân tích số liệu khảo sát Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha là công cụ giúp kiểm tra các biến quan sát của nhân tố mẹ (nhân tố A) có đáng tin cậy hay khơng và đo lường tốt hay không. Phép kiểm định này phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng một nhân tố. Nó cho biết trong các biến quan sát của một nhân tố, biến nào đã đóng góp vào việc đo lường khái niệm nhân tố, biến nào không. Kết quả Cronbach’s Alpha của nhân tố tốt thể hiện rằng các biến quan sát được liệt kê là tốt, thể hiện được đặc điểm của nhân tố mẹ, và ta đã xây dựng được một thang đo tốt cho nhân tố mẹ này.

Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên trong đoạn [0,1]. Cronbach (1951) đã nghiên cứu và đưa ra hệ số tin cậy cho thang đo. Chú ý, hệ số Cronbach’s Alpha chỉ có thể đo lường độ tin cậy của thang đo (bao gồm từ 3

biến quan sát trở lên) chứ không đo được độ tin cậy cho từng biến quan sát. Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng Corrected Item - Total Correlation ≥ 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu. Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha được quy ước như sau:

- Từ 0.6 trở lên: Thang đo lường đủ điều kiện.

- Từ 0.7 đến gần bằng 0.8: Thang đo lường sử dụng tốt. - Từ 0.8 đến gần bằng 1: Thang đo lường rất tốt.

Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho các biến quan sát của phiếu kháo sát thử nghiệm được trình bày trong PHỤ LỤC 5. Kết quả phân tích thu được cho thấy các biến quan sát đều có hiệu số tương quan biến tổng >0.3, hệ số tin cậy của các nhóm nhân tố đều đạt yêu cầu (dao động trong khoảng 0.834 - 0.940), trong đó hệ số thấp nhất là 0.834 của thang đo về nhận xét của

người học khi học tập trong môi trường BL và hệ số cao nhất là 0.940 cho thang

đo Thái độ chủ động trong học tập của người học trong môi trường BL. Theo kết quả phân tích trên, đây là một thang đo lường tốt và có độ tin cậy cao, các biến quan sát có sự tương quan và đồng nhất trong cùng một nhóm nội dung đo lường.

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Nếu hệ số Cronbach Alpha dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo thì phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) giúp chúng ta đánh giá mức độ hội tụ của các biến quan sát. Những tiêu chí trong phân tích EFA bao gồm:

- Hệ số tải nhân tố (Factor loading): Hệ số tải nhân tố càng cao, nghĩa là tương quan giữa biến quan sát đó với nhân tố càng lớn và ngược lại. Với cỡ mẫu trong khoảng 120 đến 350 người ta thường lấy tiêu chuẩn Factor loading > 0.5 thì được xem là có ý nghĩa thực tiễn.

- Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05): Kiểm định Bartlett là một đại lượng thống kê được dùng để xem xét giả thuyết các biến khơng có

tương quan trong tổng thể. Trong trường hợp kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05) thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể.

- Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Nếu trị số này < 0.5, thì phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp với tập dữ liệu nghiên cứu. Trị số của KMO phải đạt giá trị 0.5 trở lên (0.5 ≤ KMO ≤ 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp.

- Phần trăm phương sai trích (Percentage of variance) > 50%: Nó thể hiện phần trăm biến thiên của các biến quan sát. Nghĩa là xem biến thiên là 100% thì giá trị này cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu %.

- Trị số Eigenvalue là một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA. Với tiêu chí này, chỉ có những nhân tố nào có Eigenvalue ≥ 1 mới được giữ lại trong mơ hình phân tích.

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA như sau:

Bảng 1.1: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett của thang đo thử nghiệm

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0.915 Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square 12436.402

df 1953

Sig. 0.000

Bảng 2.1 cho thấy, Hệ số KMO = 0.915 khá cao cho ý nghĩa rằng phân tích nhân tố là phù hợp với dữ liệu mẫu. Kiểm định Bartlett có giá trị Sig.=0.000 cho biết rằng các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố.

Trong bảng tổng phương sai trích, tổng giá trị phương sai cộng dồn là 70.207% (>50%) cho thấy sự thay đổi của nhân tố có thể giải thích bởi các biến quan sát. Tuy nhiên có một số biến/nhân tố cần điều chỉnh hoặc loại bỏ vì một

số lý do như sau:

- Biến quan sát bị phân sai nhân tố;

- Biến quan sát khơng biểu hiện cùng nhóm với nhân tố; - Biến quan sát có hệ số tải nhỏ hơn 0.5

- Nhân tố không phù hợp với mục đích nghiên cứu…

Bảng 2.2: Ma trận xoay nhân tố của thang đo thử nghiệm

Nhân tố 1 2 3 4 5 6 7 8 9 CĐHT_06 ,771 CĐHT_15 ,750 CĐHT_09 ,726 CĐHT_11 ,724 CĐHT_12 ,723 CĐHT_10 ,714 CĐHT_16 ,710 CĐHT_08 ,710 CĐHT_13 ,709 CĐHT_14 ,704 CĐHT_07 ,695 CĐHT_01 ,694 CĐHT_02 ,659 CĐHT_04 ,647 CĐHT_03 ,594 CĐHT_05 ,545 GV_07 ,817 GV_06 ,793 GV_01 ,792 GV_04 ,778 GV_03 ,762 GV_10 ,727 GV_02 ,692 GV_05 ,685 GV_09 ,675 GV_08 ,584 YTHT_04 ,726 YTHT_02 ,690 YTHT_03 ,673

YTHT_09 ,673 YTHT_14 ,659 YTHT_11 ,632 YTHT_10 ,621 YTHT_01 ,605 YTHT_13 ,601 YTHT_06 ,600 YTHT_05 ,568 YTHT_07 ,525 BH_07 ,801 BH_06 ,757 BH_05 ,711 BH_04 ,711 BH_08 ,702 BH_02 ,664 BH_09 ,650 BH_01 ,582 BH_03 ,569 NT_09 ,745 NT_08 ,744 NT_04 ,732 NT_01 ,722 NT_02 ,632 NT_05 ,537 NT_07

Một phần của tài liệu Đánh giá sự chủ động trong học tập của sinh viên trường đại học giáo dục trong môi trường học tập blended learning (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)