Thiết kế công cụ nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá sự chủ động trong học tập của sinh viên trường đại học giáo dục trong môi trường học tập blended learning (Trang 58 - 59)

Bảng 3.7 : Kiểm tra tính đồng nhất của các phương sai yếu tố giới tính

8. Cấu trúc của luận văn

2.2 Thiết kế công cụ nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn các cơng trình nghiên cứu về sự chủ động trong học tập, tác giả tiến hành thiết kế và xây dựng phiếu khảo sát phục vụ cho việc nghiên cứu theo các bước chính sau:

Xác định mục đích, phạm vi, nội dung của phiếu khảo sát

Phiếu khảo sát được xây dựng với mục đích thu thập ý kiến của sinh viên đại học chính quy đang học tập tại trường Đại học Giáo dục. Nội dung trọng tâm của phiếu là khảo sát phản hồi của sinh viên về những yếu tố liên quan đến sự chủ động trong học tập và môi trường học tập Blended Learning.

Thiết kế phiếu khảo sát dự kiến

- Dựa trên phần cơ sở lý luận đã nghiên cứu được và các cơng trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài, thiết kế các câu hỏi có liên quan đến yếu tố bên trong, yếu tố bên ngoài và các hoạt động tự chủ trong học tập của sinh viên khi học trong môi trường Blended Learning.

- Phiếu khảo sát dự kiến được thảo luận với giảng viên hướng dẫn để phân tích lại về cấu trúc phiếu, các nội dung câu hỏi và số lượng câu hỏi trong phiếu.

- Phiếu khảo sát được hỏi thêm ý kiến đóng góp của các chuyên gia có kinh nghiệm nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục hoặc đang nghiên cứu về hoạt động dạy học trong môi trường Blended Learning.

- Thông qua ý kiến đóng góp của giảng viên hướng dẫn và các chuyên gia, chỉnh sửa lại các câu hỏi và tổng thể phiếu để hoàn thiện xây dựng phiếu khảo sát bắt đầu đưa vào thử nghiệm.

Nội dung phiếu khảo sát

Phiếu khảo sát bao gồm 02 phần:

Phần 1: Thông tin cá nhân về đối tượng khảo sát

Phần 2: Nội dung khảo sát: Trong phần này, tác giả chia làm 4 nội dung chính, trong đó sử dụng các câu hỏi lựa chọn đáp án phù hợp hoặc sử dụng thang đo Likert để đánh giá tiêu chí với 4 mức độ (1. Hồn tồn khơng đồng ý; 2. Không đồng ý; 3. Đồng ý; 4. Hồn tồn khơng đồng ý). Các thang đo này đã được kiểm định và sử dụng nhiều lần trong các nghiên cứu trước đây ở trong nước và trên thế giới.

- Nội dung 1 về hình thức tổ chức học tập trong môi trường BL

- Nội dung 2 về thái độ chủ động trong học tập của người học trong môi trường BL.

- Nội dung 3 về ý thức học tập của người học trong môi trường BL.

- Nội dung 4 về hướng dẫn của giảng viên trong môi trường BL.

- Nội dung 5 về tương tác với bạn học trong môi trường BL

- Nội dung 6 về yếu tố nhà trường trong môi trường BL.

- Nội dung 7 về ý kiến cá nhân của người học khi học tập trong môi trường

BL.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự chủ động trong học tập của sinh viên trường đại học giáo dục trong môi trường học tập blended learning (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)