Bảng thống kê các biến/nhân tố cần điều chỉnh

Một phần của tài liệu Đánh giá sự chủ động trong học tập của sinh viên trường đại học giáo dục trong môi trường học tập blended learning (Trang 64 - 69)

YTHT_08 SV có thể sử dụng nhiều phương tiện công nghệ thông tin khác nhau để hỗ trợ việc học Loại bỏ

YTHT_12 SV có thể tiết kiệm được thời gian di chuyển Loại bỏ

NT_03 Nhà trường có thư viện với máy tính cho SV sử dụng khi cần thiết Loại bỏ NT_06 Cổng thông tin của sinh viên được cập nhật kịp thời, nhanh chóng Loại bỏ NT_07 Nhà trường có các chính sách hỗ trợ kỹ thuật khi sinh viên gặp vấn đề khó khăn trong học tập Loại bỏ

Sau khi loại bỏ các biến không phù hợp tác giả chỉnh sửa phiếu và bắt đầu khảo sát chính thức.

2.3.2 Điều tra chính thức

Nội dung phiếu khảo sát chính thức

Trên cơ sở sử dụng phần mềm SPSS xác định độ tin cậy và phân tích nhân tố EFA của phiếu khảo sát, từ đó kiểm tra độ ổn định của cấu trúc phiếu và tính logic giữa các câu hỏi trong phiếu điều tra. Kết quả tác giả đã hoàn chỉnh phiếu điều tra khảo sát để bắt đầu tiến hành khảo sát chính thức.

Biến độc lập của nghiên cứu được xác định là các yếu tố có thể gây tác động đến hoạt động học tập của sinh viên trong môi trường học tập BL bao gồm các yếu tố bên ngoài như hỗ trợ của giảng viên, hỗ trợ của nhà trường và sự tương tác với các bạn học.

Biến phụ thuộc của nghiên cứu được xác định là các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động học tập của sinh viên bao gồm các yếu tố bên trong như động cơ học tập của người học hay tính tự chủ của người học trong mơi trường BL.

Từ đó, tác giả phân chia phiếu khảo sát ra làm 02 phần chính, cụ thể: - Phần 1: Thông tin cá nhân về đối tượng khảo sát

- Phần 2: Nội dung khảo sát: tác giả chia làm 7 nội dung chính, cụ thể:

1 Về hình thức tổ chức học tập trong mơi trường BL 7 án phù hợp Chọn đáp 2 Thái độ chủ động học tập của người học trong môi trường BL 16 Likert

3 Ý thức học tập của người học trong môi trường BL 12 Likert

4 Hướng dẫn của giảng viên trong môi trường BL 10 Likert

5 Tương tác với bạn học trong môi trường BL 9 Likert

6 Yếu tố nhà trường trong môi trường BL 6 Likert

7 Ý kiến cá nhân của người học khi học tập trong mơi trường BL 5 Likert • Thu thập dữ liệu khảo sát

Tác giả thực hiện khảo sát dưới hình thức phát phiếu trực tuyến, phiếu khảo sát được xây dựng bằng ứng dụng Google Forms được gửi tới các sinh viên đang theo học đại học chính quy tại trường Đại học Giáo dục - Đại học quốc gia Hà Nội. Số phiếu phát ra là 383 phiếu, số phiếu hợp lệ thu về là 340 phiếu, được xử lý bằng phần mềm Excel và SPSS.

Các bước xử lý số liệu được thực hiện như sau:

- Bước 1: Xử lý dữ liệu thô và loại bỏ những phiếu không hợp lệ bằng phần mềm Excel bao gồm: phiếu chỉ chọn duy nhất 1 đáp án cho các câu hỏi; phiếu để trống nhiều hoặc toàn bộ câu hỏi; phiếu của sinh viên không học các môn học bằng phương pháp BL…

- Bước 2: Mã hóa các thơng tin trong phiếu hỏi và nhập dữ liệu vào phần mềm SPSS.

- Bước 3: Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS để thực hiện các phép thống kê, phân tích cần thiết.

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của kết quả khảo sát chính thức

Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha của từng nhóm nhân tố được trình bày cụ thể trong bảng sau:

Bảng 2.4: Hệ số Cronbach’s Alpha của từng nhóm nhân tố trong thang đo khảo sát chính thức

STT Nhóm nhân tố Cronbach’s Hệ số Alpha

Số biến quan

sát

1 Thái độ chủ động học tập của người học trong môi

trường BL 0.945 16

2 Ý thức học tập của người học trong môi trường BL 0.935 12 3 Hướng dẫn của giảng vien trong môi trường BL 0.938 10 4 Tương tác với bạn học trong môi trường BL 0.926 9

5 Yếu tố nhà trường trong môi trường BL 0.870 6

6 Ý kiến cá nhân của người học khi học tập trong môi trường BL 0.914 5 Từ bảng 2.4 cho thấy độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các phiếu khảo sát chính thức có giá trị trong khoảng (0.870 - 0.945). Kết quả này cho thấy công cụ khảo sát này có độ tin cậy tốt và kết quả khảo sát có thể sử dụng để phục vụ cho các bước nghiên cứu tiếp theo.

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2, tác giả đã xây dựng quy trình nghiên cứu và thực hiện khảo sát thơng qua hai bước là nghiên cứu thử nghiệm và nghiên cứu chính thức. Sau khi thực hiện nghiên cứu thử nghiệm trên 125 sinh viên, tác giả đánh giá chất lượng bộ công cụ khảo sát nhằm điều chỉnh lại nội dung phiếu khảo sát để tiến hành nghiên cứu chính thức, qua đó đã loại bỏ được 5 biến quan sát khơng đạt u cầu. Nghiên cứu chính thức được thực hiện trên 383 sinh viên, số phiếu hợp lệ thu về là 340 phiếu.

Các phép thống kê phân tích được sử dụng bằng phần mềm Excel và SPSS, kết quả phân tích cho thấy phiếu khảo sát đạt yêu cầu để có thể đo lường đúng các nội dung cần đo, đủ điều kiện để sử dụng đánh giá sự chủ động học tập trong môi trường BL của sinh viên trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Mô tả về khách thể tham gia khảo sát

Ở chương 1, tác giả đã đề cập nghiên cứu được thực hiện trong học kỳ I, năm học 2020 - 2021, tiến hành khảo sát trên đối tượng là các sinh viên đại học chính quy đang theo học tại Trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN. Trong tiến hành khảo sát chính thức, tác giả gửi đi 383 phiếu và thu về 340 phiếu hợp lệ, chiếm tỷ lệ 88.77%. Vì vậy, các phép phân tích thống kê sẽ được thực hiện trên cỡ mẫu là 340.

Phiếu khảo sát chính thức được phát ra ngẫu nhiên với các lớp học khác nhau, sau khi thống kê bằng phần mềm SPSS tác giả thu được kết quả thống kê về đặc điểm thông tin của khách thể tham gia khảo sát như sau:

Một phần của tài liệu Đánh giá sự chủ động trong học tập của sinh viên trường đại học giáo dục trong môi trường học tập blended learning (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)