Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá sự chủ động trong học tập của sinh viên trường đại học giáo dục trong môi trường học tập blended learning (Trang 49 - 53)

Bảng 3.7 : Kiểm tra tính đồng nhất của các phương sai yếu tố giới tính

8. Cấu trúc của luận văn

1.6 Tổng quan nghiên cứu của vấn đề

1.6.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Blended Learning là một phương pháp không mới mẻ ở trên thế giới, tuy nhiên việc áp dụng phương pháp này ở Việt Nam mới chỉ là manh nha và chưa rộng khắp. Đã có một số nghiên cứu về vấn đề sử dụng phương pháp BL nhưng các vấn đề đặt ra chưa được tổng quát hoặc chỉ khái qt hóa trên một khía cạnh nhỏ của BL trong hoạt động dạy và học ở nước ta.

Trần Thị Kim Thu (2019) trong bài viết chia sẻ về phương pháp học tập chủ động ở bậc đại học đã chỉ ra sự khác nhau giữa cách giảng dạy giữa bậc đại học và bậc trung học phổ thơng. Theo đó, người dạy là người có vai trị hướng dẫn, định hướng cho người học tìm kiếm và lĩnh hội tri thức, những gì người dạy truyền đạt cho người học chỉ mang tính chất hướng dẫn, gợi ý để người học có thể tự nghiên cứu, thảo luận nhóm và hoàn thành các bài tiểu luận. Sự khác biệt đó giữa cách giảng dạy của bậc đại học và trung học phổ thông sẽ làm cho sinh viên cảm thấy bỡ ngỡ và băn khoăn trong thời gian đầu khi phải tìm cho mình một phương pháp học tập sao cho hiệu quả và phù hợp nhất.

Phương pháp học tập ở đại học phụ thuộc nhiều vào sự tự giác và tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của cá nhân, làm sao để tự nổ lực và có thể đạt kết quả tốt nhất. Để việc học có chất lượng và hiệu quả, trong tất cả các khâu của quá trình học tập cần phải có phương pháp phù hợp từ nghe giảng, cách ghi chép đến cách làm bài tập được giao và đặc biệt là năng lực tự học. Học tập không khoa học để kiến thức được lĩnh hội không vững chắc và ghi nhớ không được lâu và dẫn đến sau này khó ứng dụng được vào cơng việc thực tế.

Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học”. Việc hình thành và bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh là một nhiệm vụ khơng thể thiếu của q trình dạy học. Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu về dạy học phát triển năng lực cho người học nói chung và dạy học phát triển năng lực tự học nói riêng, tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu thực hiện đối với lớp học truyền thống.

Việc tổ chức dạy học với theo hình thức học tích hợp BL cho q trình dạy học là xu hướng tất yếu trong giáo dục đào tạo của thời đại hiện này. BL được hiểu một cách chung nhất là sự kết hợp dạy học truyền thống trực tiếp giảng dạy và dạy học trực tuyến e-Learning, vì vậy BL kế thừa ưu điểm của cả giảng dạy truyền thống và e-Learning, hay nói cách khác, BL thực sự là một cuộc cải cách về phương pháp dạy học với khả năng linh hoạt, tương tác, tự học và tính hiệu quả của nó, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, cải tiến và nâng cao tính tích cực về chất lượng đào tạo toàn diện.

Các tác giả Trần Huy Hoàng và Nguyễn Kim Đào (2014) đã nghiên cứu để phát triển BL trong dạy học ở trường phổ thông với bước đầu tổ chức hình thức BL đơn giản đó là từ website riêng của trường, mỗi bộ mơn hoặc mỗi

nhóm GV cùng ngành sẽ có các trang web riêng, tích hợp thêm hệ thống quản lý học tập và hệ thống quản lý nội dung học tập. Lúc đó mỗi GV sẽ có một tài khoản riêng trong hệ thống, từ đó có thể chủ động thiết kế, soạn thảo bài giảng, bài kiểm tra, bài thi, tạo giáo án trực tuyến, dạy học trực tuyến bằng các hình thức như trình chiếu, hình ảnh, hoạt hình, video clip, chấm điểm bài kiểm tra, bài thi trực tuyến, trao đổi thơng tin học tập, giải trí, tư vấn cho HS về kiến thức bài giảng, đánh giá HS với các ưu - khuyết điểm nhằm hiểu và có phương pháp giáo dục phù hợp cho từng HS và cũng là cơ sở liên lạc hai chiều giữa GV và phụ huynh. HS cũng có thể chủ động học tập, làm bài tập, kiểm tra, thi trực tiếp trên máy tính, làm bài tập theo nhóm, trao đổi phương pháp học tập, đối thoại với GV và bạn bè, gửi các câu hỏi tư vấn, viết nhật ký, giải trí… Phụ huynh có thể theo dõi việc học tập của con em mình qua thơng tin, thơng báo của nhà trường, điểm học tập, nhận xét, đánh giá của nhà trường và GV bộ môn…

Khi nghiên cứu triển khai dạy học kết hợp BL với mơn địa lí lớp 10 ở một số trường THPT tỉnh Thái Nguyên trong luận văn của mình, Nguyễn Thị Hương Ly (2017) đã kết luận dù phương tiện kỹ thuật có hiện đại đến đâu, hình thức tổ chức dạy học đa dạng thế nào thì cũng khơng thể thay thế hồn tồn vai trị chủ động sáng tạo của người dạy đối với việc tổ chức hoạt động nhận thức của người học.

Thực tế giảng dạy cho thấy người dạy vẫn cần ghi chép lên bảng với các nội dung như đề mục, nội dung mở rộng của các tiêu mục một cách gắn gọn, như vậy sẽ giúp người học tránh được tình trạng qn khơng ghi chép bài do bị xao lãng hoặc thu hút bởi môi trường bên ngoài hoặc các phương tiện khác trong lớp học. Với phương pháp Blended Learning đòi hỏi người dạy phải nghiên cứu, tìm tịi và đầu tư nhiều cơng sức hơn với các vấn đề về công nghệ thông tin so với phương pháp giảng dạy truyền thống trước đây. Người dạy phải tìm được nhiều nguồn tài liệu tốt, xử lý và thiết kế bài học, hệ thống bài học và thiết kế bài giảng trên các ứng dụng trực tuyến sao cho tổ chức được lớp

học một cách khoa học, người học dễ nắm bắt nội dung bài học và nâng cao hiệu quả học tập.

Hành vi học tập tích cực của học sinh là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục quan tâm. Tác giả Nguyễn Quý Thanh và Nguyễn Trung Kiên (2010) nghiên cứu đã làm rõ những yếu tố nào có thể giải thích cho hành vi học tập tích cực của học sinh Việt Nam. Nghiên cứu này sử dụng phân tích hồi quy đa biến để xây dựng mơ hình giải thích và dự đốn tốt nhất cho hành vi học tập tích cực thơng qua các biến số như kiểu tính cách và trạng thái cảm xúc, điều kiện và môi trường học tập, môi trường dạy và học, mức độ mệt mỏi và hứng thú trong học tập, chi tiêu bình quân hàng tháng, lựa chọn ngành học, chuyên ngành, tư thế ngồi trên lớp và phương pháp giảng dạy của giảng viên (sử dụng phương pháp đọc chép hay cung cấp tài liệu cho sinh viên tự học…).

Kết quả phân tích mơ hình trên cho thấy các sinh viên chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn có thành tích học tập tốt nhất, các sinh viên này ham học hỏi, tính cách mạnh dạn. Phương pháp giảng dạy “cung cấp tài liệu cho học sinh và để học sinh tự học” và chuyên ngành tự chọn của sinh viên có tương quan thuận với chỉ số học tập tích cực, nói cách khác, sinh viên có các đặc điểm này có mức độ tích cực học tập cao hơn so với sinh viên khơng có các đặc điểm này. Bên cạnh đó, yếu tố như cảm giác mệt mỏi trong học tập, người dạy chỉ sử dụng phương pháp đọc chép và mức chi tiêu có tương quan nghịch với các chỉ số học tập tích cực, nói cách khác, học sinh càng mệt mỏi, giáo viên dạy thông qua đọc và viết, học sinh càng chi tiêu nhiều (mức sống tốt) thì mức độ tích cực học tập của học sinh càng thấp.

Như vậy, những nghiên cứu về phương pháp BL ứng dụng trong giảng dạy đã có nhiều tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp BL trong những năm gần đây tại Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội chưa có những nghiên cứu cụ thể để đánh giá tác động của phương pháp này đến sự

chủ động trong học tập của người học.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự chủ động trong học tập của sinh viên trường đại học giáo dục trong môi trường học tập blended learning (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)