Điều 33 Luật hòa giải của Trung Quốc, Điều 416 Bộ luật Tố tụng Dân sự Việt Nam 2015, xem thêm dự thảo Nghị định hòa giải thương mại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Bài giảng Luật thương mại quốc tế: Phần 2 - Nguyễn Minh Nhật (Trang 47 - 49)

118

nhau về việc giải quyết tranh chấp, nếu việc hịa giải thành thì Hội đồng sẽ lập biên bản hịa giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các trọng tài viên. Sau đó Hội đồng trọng tài sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự như đối với phán quyết trọng tài. Áp dụng quy định tại Chương X, Luật Trọng tài thương mại 2010 thì Nhà nước sẽ khuyến khích các bên tự nguyện thi hành quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Trường hợp hết thời hạn thi hành quyết định mà bên phải thi hành không tự nguyện thi hành và cũng khơng u cầu hủy quyết định đó thì bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành quyết định của Hội đồng trọng tài.

7.4.4. Ưu điểm và khuyết điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải

Ưu điểm của phương thức hòa giải là đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, sự linh hoạt, hiệu quả, ít tốn kém. Hịa giải cịn có thêm ưu điểm vượt trội do người thứ ba (thường là người có trình độ chun mơn, có kinh nghiệm, am hiểu lĩnh vực đang tranh chấp) mang lại. Họ sẽ là người biết cách làm cho ý chí của các bên dễ gặp nhau trong quá trình đàm phán để loại trừ tranh chấp. Kết quả hòa giải được ghi nhận và chứng kiến của người thứ ba nên mức độ tôn trọng và tuân thủ các cam kết đạt được trong quá trình hịa giải cũng cao hơn.

Hạn chế của hịa giải là dù có sự trợ giúp của người thứ ba làm trung gian mà một bên không trung thực, thiếu sự thiện chí, hợp tác trong q trình đàm phán thì hịa giải cũng khó có thể đạt được kết quả mong đợi. Ngồi ra, chính phải sử dụng đến bên trung gian nên uy tín, bí mật kinh doanh cũng dễ bị ảnh hưởng hơn quá trình thương lượng. Bên cạnh đó, chi phí cho q trình giải quyết bằng hịa giải cũng tốn kém hơn do phải trả phí cho bên trung gian.

7.5. Giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế bằng trọng tài

7.5.1. Khái niệm trọng tài thương mại

Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010 thì trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định. Tính quốc tế của trọng tài theo quy định của Luật mẫu UNCITRAL về trọng tài thương mại quốc tế 1985 thì: Trọng tài là quốc tế nếu: Các bên tham gia thoả thuận trọng tài, tại thời điểm ký kết thoả thuận trọng tài đó, có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau; hoặc một trong những địa điểm mà các bên có trụ sở kinh doanh được đặt ở ngồi quốc gia (nơi xét xử trọng tài nếu được xác định trong hoặc theo thoả thuận trọng tài; nơi mà phần chủ yếu của các nghĩa vụ trong quan hệ

119

thương mại được thực hiện hoặc nơi mà nội dung tranh chấp có quan hệ mật thiết nhất). Các bên đã thoả thuận rõ rằng vấn đề chủ yếu của thoả thuận trọng tài liên quan đến nhiều nước. Đồng thời, cũng là trọng tài quốc tế nếu một bên có nhiều trụ sở kinh doanh thì trụ sở kinh doanh sẽ là nơi có quan hệ chặt chẽ nhất với thoả thuận trọng tài, và nếu một bên khơng có trụ sở kinh doanh thì nơi cư trú thường xuyên sẽ được dẫn chiếu tới147.

Như vậy, có thể hiểu trọng tài thương mại quốc tế là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ tư pháp quốc tế, nhất là các quan hệ thương mại quốc tế mà pháp luật cho phép giải quyết được bằng trọng tài. Theo phương thức này, các bên nhất trí thỏa thuận với nhau là sẽ đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại một cơ quan trọng tài nhất định nào đó.

Ở đây, cần phân biệt trọng tài thương mại quốc tế với cơ quan giải quyết tranh chấp kinh tế giữa các quốc gia liên quan đến chính sách thương mại. Ví dụ, cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB) giải quyết các tranh chấp do vi phạm các nguyên tắc của WTO. Còn trọng tài thương mại là cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thương mại giữa các thể nhân và pháp nhân là thương nhân. Một trong các bên tranh chấp trong hợp đồng thương mại là Nhà nước của một nước nào đó, nhưng theo nội dung, tranh chấp này mang tính tư pháp và bên còn lại của hợp đồng là thể nhân hay pháp nhân148.

7.5.2. Đặc điểm của trọng tài

Trọng tài thương mại là một hình thức giải quyết tranh chấp đặc thù với những đặc điểm cơ bản sau:

- Trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết một tranh chấp cụ thể nào đó khi các bên tranh chấp tự nguyện thỏa thuận lựa chọn trọng tài để giải quyết. Tuy nhiên khi giữa các bên đã có một thỏa thuận trọng tài hợp pháp theo quy định của pháp luật áp dụng thì việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trở thành một yêu cầu bắt buộc. Khi đó tịa án sẽ được coi là khơng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó.

- Trọng tài cũng là hình thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba khách quan để giúp các bên giải quyết bất đồng. Tuy nhiên, khác với bên thứ ba làm trung gian hòa giải – người khơng có quyền đưa ra quyết định giải quyết tranh chấp có tính chất ràng buộc các bên, quyết định của trọng tài viên hoặc hội đồng trọng tài là chung thẩm và có tính chất ràng buộc pháp lý đối với các bên tranh chấp tương tự như một bản án của tòa án.

Một phần của tài liệu Bài giảng Luật thương mại quốc tế: Phần 2 - Nguyễn Minh Nhật (Trang 47 - 49)