136
- Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện, các đương sự khác và người liên quan như: Giấy phép kinh doanh, giấy chứng đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập doanh nghiệp, điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp (bản sao có chứng thực);
- Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao);
7.6.4.3. Án phí (Điều 143, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).
Án phí dân sự trong vụ án về tranh chấp kinh doanh thương mại bao gồm án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm.
Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm
Ngun đơn, bị đơn có u cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án về tranh chấp kinh doanh thương mại phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm.
Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án về việc nộp tiền tạm ứng án phí.
7.6.4.4. Thời hạn giải quyết (Điều 203, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).
- Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án kinh doanh thương mại là 2 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì được gia hạn thời gian chuẩn bị xét xử thêm 1 tháng.
- Thời hạn mở phiên tòa là 1 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 2 tháng.
7.6.4.5. Thi hành bản án, quyết định của Toà án
Bản án, quyết định dân sự của Tòa án được thi hành là bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, bao gồm:
- Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;
- Bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm;
- Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Tòa án; quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
- Bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi, phán quyết của Trọng tài nước ngoài đã được Tịa án Việt Nam cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam.
137
Những bản án, quyết định sau đây của Tòa án cấp sơ thẩm được thi hành ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, khiếu nại, kháng nghị, kiến nghị:
- Quyết định về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
7.6.5. Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi tại Việt Nam
Bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bao gồm:
- Bản án, quyết định kinh doanh, thương mại, của Tịa án nước ngồi được quy định tại điều ước quốc tế mà nước đó và Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Bản án, quyết định về kinh doanh, thương mại, của Tòa án nước ngồi mà nước đó và Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngồi trên cơ sở ngun tắc có đi có lại;
- Bản án, quyết định dân sự khác của Tịa án nước ngồi được pháp luật Việt Nam quy định công nhận và cho thi hành191.
7.6.6. Ưu và nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án
Việc dựa vào cơ quan tài phán là Toà án để giải quyết các tranh chấp kinh tế có những ưu điểm nhất định. Trước hết, Toà án là cơ quan nhân danh Nhà nước để giải quyết tranh chấp, do đó phán quyết của Tồ án được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Cơ quan thi hành án là một cơ quan chuyên trách và có đầy đủ bộ máy, phương tiện để thi hành các bản án đã có hiệu lực pháp luật. Đặc điểm này có thể được coi là yếu tố hấp dẫn nhất khiến các bên tranh chấp thường tìm đến phương thức giải quyết tranh chấp tại Toà án.
Khi giải quyết tranh chấp tại Tồ án, việc giải quyết có thể qua nhiều cấp xét xử, vì thế nguyên tắc nhiều cấp xét xử bảo đảm cho quyết định của Tồ án được chính xác, công bằng, khách quan và đúng với pháp luật. Ngồi ra, ta cịn thấy thẩm quyền giải quyết của Toà án được mở rộng đến tất cả các ngành kinh tế. Chính vì thế, khi xảy ra tranh chấp, người ta thường nghĩ đến Toà án như là nơi bao quát giải quyết mọi vấn đề.
Tuy tồ án là cơ quan tài phán có sức mạnh cưỡng chế giúp đơi bên có thể giải quyết tranh chấp một cách triệt để, nhưng phương thức giải quyết tranh chấp này cũng bộc lộ ra nhiều hạn chế: Đầu tiên, khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp