Điều 30 Luật mẫu UNCITRAL.

Một phần của tài liệu Bài giảng Luật thương mại quốc tế: Phần 2 - Nguyễn Minh Nhật (Trang 45 - 46)

116

sinh mà không cần sự trợ giúp hay phán quyết của bên thứ ba. Trong quá trình thương lượng, các bên cũng khơng chịu sự ràng buộc về trình tự, thủ tục giải quyết. Ngồi ra, việc khơng có sự tham gia của bên thứ ba còn giúp cho các bên bảo vệ được uy tín và bí mật kinh doanh của mình. Một khi thương lượng thành công, không những giải quyết được tranh chấp mà mối quan hệ kinh doanh, thiện chí hợp tác trong tương lai cũng được đảm bảo.

Tuy nhiên thương lượng thành công hay khơng cịn phụ thuộc vào sự hiểu biết pháp luật và thiện chí của các bên. Nếu khơng có các yếu tố này, việc thương lượng dễ rơi vào bế tắc, không đạt được hiệu quả như mong muốn. Phương thức này cũng đòi hỏi kỹ năng thuyết phục, sự khéo léo và nắm bắt được tâm lý của đối phương. Bên cạnh đó, việc thực thi kết quả của việc thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên bởi biên bản thỏa thuận việc thương lượng khơng có giá trị pháp lý và không được đảm bảo bằng sự cưỡng chế thực hiện của pháp luật. Do vậy, mặc dù thương lượng thành công nhưng nếu các bên không tuân thủ và thi hành thì việc thương lượng được xem như không hiệu quả. Trong nhiều trường hợp, một bên trong tranh chấp cịn có thể lợi dụng việc thương lượng để kéo dài thời gian nhằm thu thập thêm chứng cứ hoặc tìm cách trốn tránh, giảm thiểu nghĩa vụ của mình.

7.4. Giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế bằng hòa giải

7.4.1. Khái niệm

Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm giải quyết tranh chấp đã phát sinh145. Hòa giải khác thương lượng ở chổ, hịa giải khơng được tiến hành chỉ giữa hai bên tranh chấp mà nó được tiến hành bởi một bên thứ ba.

Hòa giải trước hết dựa trên nguyên tắc tự nguyện của các bên tranh chấp, mong muốn đưa tranh chấp ra giải quyết bằng hòa giải. Các bên chủ động trong việc sắp xếp thời gian, địa điểm, trình tự, thủ tục hịa giải và lựa chọn người đứng ra hòa giải (hòa giải viên), các bên có quyền quyết định việc tiếp tục hay chấm dứt việc hòa giải khi nhận thấy việc hịa giải có đạt được mục đích mà họ mong muốn hay khơng.

Hòa giải viên phải là người cơng tâm được các bên tin tưởng lựa chọn, đóng vai trị trung tâm trong việc thu thập và truyền tải ý kiến của các bên tranh chấp. Hòa giải viên trên cơ sở những những ý kiến thu được sẽ đưa ra ý kiến của riêng mình, cho các

Một phần của tài liệu Bài giảng Luật thương mại quốc tế: Phần 2 - Nguyễn Minh Nhật (Trang 45 - 46)