Điều 19 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010.

Một phần của tài liệu Bài giảng Luật thương mại quốc tế: Phần 2 - Nguyễn Minh Nhật (Trang 52 - 53)

123

- Thỏa thuận trọng tài có thể được các bên xác lập trước hoặc sau khi tranh chấp đã xảy ra. Một là các bên dự đoán trước những tranh chấp có thể xảy ra và thỏa thuận trọng tài ngay từ khi bắt đầu quan hệ thương mại việc sẽ đưa ra trọng tài giải quyết các tranh chấp phát sinh trong tương lai hoặc sau khi tranh chấp đã xảy ra, các bên mới thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết bằng trọng tài thuơng mại154.

7.5.6. Nội dung của thỏa thuận trọng tài

Sau khi thỏa thuận lựa chọn trọng tài để giải quyết khi tranh chấp phát sinh thì nội dung của thỏa thuận trọng tàì thường có các nội dung cơ bản sau:

- Lựa chọn hình thức trọng tài, các bên thỏa thuận lựa chọn hình thức trọng tài vụ việc hay trọng tài thường trực. Trong trường hợp các bên thỏa thuận chọn trọng tài thường trực thì phải ghi rõ chính xác tên trung tâm trọng tài đó. Ví dụ, Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, Trung tâm Trọng tài quốc tế Hoa Kỳ, Trung tâm Trọng tài thương mại quốc tế London…Trường hợp thỏa thuận không ghi rõ tên trung tâm trọng tài thì thỏa thuận đó khơng có hiệu lực.

- Về địa điểm để các bên tiến hành giải quyết tranh chấp. Địa điểm giải quyết tranh chấp là nơi Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo sự thỏa thuận lựa chọn của các bên hoặc do Hội đồng trọng tài quyết định nếu các bên khơng có thỏa thuận155. Trong trường hợp các bên lựa chọn trọng tài vụ việc để giải quyết vụ tranh chấp thì địa điểm để thực hiện việc giải quyết tranh chấp nên được các bên lựa chọn và ghi cụ thể vào trong thỏa thuận trọng tài. Điều này nhằm hạn chế việc khi xảy ra tranh chấp các bên không thỏa thuận được địa điểm giải quyết tranh chấp nếu một trong hai bên khơng có thiện chí. Trường hợp các bên lựa chọn trọng tài thường trực để giải quyết thì địa điểm giải quyết thường là nơi đặt trụ sở chính thức của trung tâm trọng tài đó.

- Về ngơn ngữ dùng để giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận, trong trường hợp các bên không thỏa thuận thì hội đồng trọng tài sẽ lựa chọn ngơn ngữ có tính đến các yếu tố liên quan như ngôn ngữ dùng trong hợp đồng156.

- Xác định số lượng trọng tài viên tham gia giải quyết tranh chấp. Vấn đề này do các bên thỏa thuận (thường từ một đến ba trọng tài viên). Trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận về việc xác định số lượng trọng tài viên thì số lượng trọng tài viên tham gia giải quyết tranh chấp là ba người157.

Một phần của tài liệu Bài giảng Luật thương mại quốc tế: Phần 2 - Nguyễn Minh Nhật (Trang 52 - 53)