130
thứ 3 theo thỏa thuận về luật điều chỉnh của các bên trong hợp đồng hay điều ước quốc tế điều chỉnh hợp đồng đó dẫn chiếu đến.
Hình thức giải quyết tranh chấp bằng Tịa án trong hoạt động thương mại quốc tế ít khi được các thương nhân lựa chọn và các bên chỉ thường chỉ xem đây là phương thức lựa chọn cuối cùng của mình khi các phương thức thương lượng, hịa giải, trọng tài không mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, nếu so với thương lượng, hịa giải và trọng tài thì hình thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án trong thương mại quốc tế có tính thể thức và tổ chức cao hơn, các quy định và thủ tục được thiết lập chặt chẽ hơn. Tòa án sẽ giải quyết hầu hết mọi chi tiết của quá trình tố tụng kể từ khi bắt đầu vụ kiện cho đến khi có bản án cuối cùng và thi hành án180.
7.6.2. Những nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án
- Nguyên tắc bình đẳng giữa các bên đương sự:
Bình đẳng trước pháp luật là nguyên tắc “hiến định” tức là đã được quy định trong hiến pháp của rất nhiều nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam181, vì thế, đây cũng là một nguyên tắc rất quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế nói riêng tại Tịa án. Theo ngun tắc này, tất cả các bên tranh chấp sẽ được bình đẳng với nhau trong quá trình tố tụng tại Tịa án, khơng phân biệt doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước hay thuộc thành phần kinh tế tư nhân, khơng phân biệt đó là doanh nghiệp của nước lớn hay của nước nhỏ, không phân biệt doanh nghiệp đó là doanh nghiệp nhỏ hay tập đồn kinh tế lớn. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cũng cho thấy sự bình đẳng này có được bảo đảm thực tế hay khơng cịn tùy thuộc vào công tác tuân thủ chấp hành pháp luật của quốc gia có Tịa án có thẩm quyền xét xử.
- Nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự182
Theo nguyên tắc này các bên tranh chấp trong hợp đồng thương mại quốc tế hồn tồn có quyền tự quyết định có đưa vụ việc ra xét xử tại Tịa án hay không. Tức là các bên đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, u cầu Tịa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Tòa án chỉ thụ lý vụ việc khi có đơn khởi kiện và chỉ giải quyết trong phạm vi khởi kiện đó. Trong q trình Tịa án giải quyết tranh chấp, các bên tranh chấp có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu khởi kiện nếu sự thay đổi đó khơng trái với pháp luật và đạo đức xã hội. Đây là một trong những nguyên tắc thể hiện sự khác biệt rất lớn giữa tố tụng kinh tế và tố tụng hình sự. Trong tố tụng hình sự