Khoản 7 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại

Một phần của tài liệu Bài giảng Luật thương mại quốc tế: Phần 2 - Nguyễn Minh Nhật (Trang 50 - 51)

121

 Trọng tài thường trực (trọng tài quy chế)150: Theo pháp luật Việt Nam, trọng tài thường trực được tổ chức dưới dạng các trung tâm trọng tài. Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp nhân, có con dấu và có tài khoản riêng, trụ sở giao dịch ổn định. Các trung tâm trọng tài có các đặc trưng cơ bản sau:

- Các trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, khơng nằm trong hệ thống các cơ quan Nhà nước.

- Các trung tâm trọng tài là tổ chức thỏa mãn các điều kiện về pháp nhân, bao gồm được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh chính mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

- Tổ chức và quản lý ở trung tâm trọng tài rất đơn giản, gọn nhẹ, mỗi trung tâm trọng tài đều tự quyết định về lĩnh vực và có quy tắc tố tụng riêng, hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài được tiến hành bởi các trọng tài riêng của trung tâm.

7.5.4. Thỏa thuận trọng tài

Thỏa thuận trọng tài là điều kiện tiên quyết của các bên tranh chấp khi các bên muốn giải quyết tranh chấp bằng hợp đồng. Điều đó có nghĩa rằng, các bên phải có thỏa thuận trọng tài thì mới có thể áp dụng hình thức giải quyết tranh chấp này. Theo Luật mẫu UNCITRAL về Trọng tài thương mại quốc tế năm 1985 định nghĩa thỏa thuận trọng tài tại Khoản 1, Điều 7 như sau: “Thỏa thuận trọng tài” là thỏa thuận mà các bên đưa ra trọng tài mọi hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng. Thoả thuận trọng tài có thể dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thoả thuận riêng”. Từ quy định trên, có thể thấy thỏa thuận trọng tài là sự thống nhất ý chí của các bên về việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng bằng phương thức trọng tài. Thỏa thuận này có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp và có thể dưới hình thức một điều khoản trong hợp đồng hoặc một thỏa thuận trọng tài riêng biệt.

Hay Công ước châu Âu về Trọng tài thương mại quốc tế năm 1961 có đưa ra định nghĩa tương tự: “Thỏa thuận trọng tài là một điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc thỏa thuận trọng tài, hợp đồng hoặc thoả thuận trọng tài được ký kết giữa các bên, hoặc được trao đổi qua thư từ, điện tín, hoặc các hình thức liên lạc bằng điện toán khác, và trong mối quan hệ giữa các quốc gia mà pháp luật không yêu cầu rằng một thoả thuận trọng tài phải được lập thành văn bản, bất kỳ thỏa thuận trọng tài nào cũng phải được ký kết theo đúng hình thức mà luật các nước này quy định”

Một phần của tài liệu Bài giảng Luật thương mại quốc tế: Phần 2 - Nguyễn Minh Nhật (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)