Khoản 6 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại

Một phần của tài liệu Bài giảng Luật thương mại quốc tế: Phần 2 - Nguyễn Minh Nhật (Trang 51 - 52)

122

Theo quy định Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010 tại Khoản 2 Điều 3 thì: “Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh”. Như vậy có thể hiểu, thỏa thuận trọng tài là sự thỏa thuận của các bên về một phương thức giải quyết các tranh chấp, có thể có trước hoặc sau khi tranh chấp xảy ra.

Thỏa thuận trọng tài có ý nghĩa vơ cùng quan trọng khi các bên muốn tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài. Thỏa thuận trọng tài là cơ sở để tranh chấp được giải quyết bằng con đường trọng tài. Thỏa thuận giữa các bên là điều kiện tiên quyết để làm phát sinh thẩm quyền trọng tài. Bên cạnh đó, thỏa thuận trọng tài cho phép loại trừ thẩm quyền của Tòa án. Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật quốc tế đều ghi nhận nguyên tắc, khi các bên có thỏa thuận trọng tài hợp pháp thì Tịa án khơng có thẩm quyền xét xử và thẩm quyền này thuộc trọng tài mà các bên đã lựa chọn. Đồng thời, việc tự do thỏa thuận lựa chọn các yếu tố trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hình thành những điều kiện tốt nhất để tiến hành hoạt động trọng tài và việc thi hành phán quyết trọng tài được thuận lợi.

7.5.5. Đặc điểm của thỏa thuận trọng tài

- Một trong những đặc điểm nổi bật của thỏa thuận trọng tài đó là thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản. Pháp luật về trọng tài của Việt Nam cũng như Luật mẫu UNCITRAL về trọng tài thương mại quốc tế đều quy định hình thức của thỏa thuận trọng tài là phải được lập thành văn bản151. “Thoả thuận là văn bản nếu nó nằm trong một văn bản được các bên ký kết hoặc bằng sự trao đổi qua thư từ, telex, telegrams hoặc các hình thức trao đổi viễn thơng khác mà ghi nhận thoả thuận đó hoặc qua trao đổi về đơn kiện và bản biện hộ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận152”.

- Thỏa thuận trọng tài có hiệu lực độc lập với hợp đồng, trong cả trường hợp thỏa thuận trọng tài là một điều khoản của hợp đồng153. Dù thỏa thuận trọng tài được thể hiện dưới hình thức một điều khoản nằm trong hợp đồng chính hay dưới hình thức văn bản riêng đi kèm hợp đồng chính thì thỏa thuận trọng tài thực chất là một hợp đồng nhỏ có nội dung khác biệt và giá trị độc lập với hợp đồng chính. Điều này đảm bảo rằng hiệu lực của trọng tài không phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính. Việc hợp đồng chính vơ hiệu khơng dẫn đến việc vô hiệu của thỏa thuận trọng tài và trách nhiệm của trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng đó.

Một phần của tài liệu Bài giảng Luật thương mại quốc tế: Phần 2 - Nguyễn Minh Nhật (Trang 51 - 52)