126
Hòa giải là một trong những biện pháp tốt nhất cho việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài. Trong tố tụng trọng tài hịa giải khơng phải là thủ tục tố tụng bắt buộc song hội đồng trọng tài phải tôn trọng việc tự hòa giải của các bên. Nếu bên khởi đầu việc hịa giải khơng nhận được trả lời trong 30 ngày kể từ ngày bên đó gửi thư mời, hoặc trong thời hạn được ghi trong thư mời, thì bên đó có thể xem việc này là sự từ chối hòa giải của bên kia. Nếu cho là như vậy thì bên mời hịa giải phải gửi thơng báo cho bên từ chối biết 167.
7.5.7.6. Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp và quyết định trọng tài
Thời gian tiến hành, địa điểm giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận168. Trong trường hợp các bên khơng thỏa thuận thì chủ tịch hội đồng trọng tài quyết định thời gian mở phiên họp giải quyết tranh chấp và phải gửi giấy triệu tập cho các bên đương sự tham gia phiên họp chậm nhất là 30 ngày169 trước ngày mở phiên họp.
Các bên có thể trực tiếp tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp hoặc cử đại diện của mình, nếu bị đơn đã được gửi giấy triệu tập mà vắng mặt khơng có lí do thì phiên họp vẫn được tiến hành, các bên đương sự cũng có thể yêu cầu hội đồng trọng tài hỗn phiên họp giải quyết tranh chấp nếu có lí do chính đáng.
Kết thúc quá trình giải quyết tranh chấp hội đồng trọng tài phải đưa ra phán quyết trọng tài. Quyết định trọng tài được biểu quyết theo nguyên tắc đa số, nếu vụ tranh chấp do trọng tài viên duy nhất giải quyết thì trọng tài viên này quyết định. Quyết định của trọng tài phải đảm bảo về nội dung và hình thức theo quy định của pháp luật về trọng tài170. Theo đó, phán quyết phải được lập bằng văn bản và phải được trọng tài viên hoặc các trọng tài viên ký. Trường hợp có ba trọng tài viên và một trong số đó khơng ký vào thì phán quyết sẽ nêu lý do của việc không ký này171.
7.5.7.7. Công nhận và thi hành phán quyết trọng tài
Việc thi hành phán quyết trọng tài tại nước ngoài sẽ được thực hiện theo thủ tục quy định tại Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài và pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi bên phải thi hành phán quyết trọng tài. Theo đó, các nước là thành viên của Cơng ước New York172 phải công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài dựa trên cơ sở pháp luật có liên quan đến phán quyết ở quốc gia mà phán quyết đó được thực hiện. Điều 3 Cơng ước New York quy định “mỗi quốc gia thành viên sẽ công nhận các quyết định trọng