Các điều khoản trong hợp đồng thương mại quốc tế liên quan trực tiếp đến giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu Bài giảng Luật thương mại quốc tế: Phần 2 - Nguyễn Minh Nhật (Trang 42 - 44)

138 Điề u1 Công ước COTIF/CIM

7.2. Các điều khoản trong hợp đồng thương mại quốc tế liên quan trực tiếp đến giải quyết tranh chấp

đến giải quyết tranh chấp

Các điều khoản trong hợp đồng liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế chủ yếu gồm hai vấn đề cơ bản đó là chọn luật áp dụng cho hợp đồng và điều khoản về giải quyết tranh chấp.

113

7.2.1. Điều khoản chọn luật áp dụng

Trong quá trình soạn thảo hợp đồng các bên có thể đàm phán và lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng và ghi vào hợp đồng những quy định cụ thể của nguồn luật được lựa chọn khi giải quyết tranh chấp phát sinh. Hoặc, các bên chỉ cần chọn luật áp dụng khi tranh chấp phát sinh, luật áp dụng ở đây có thể là luật của nước bên bán hay luật của nước người mua, hoặc luật của một nước thứ ba hay công ước quốc tế nào đó có liên quan đến hợp đồng cho dù các bên của hợp đồng có phải là thành viên của cơng ước đó hay khơng139. Việc chọn luật áp dụng không đơn thuần chỉ duy nhất một nguồn luật áp dụng cho toàn bộ hợp đồng, từng phần của hợp đồng có thể có thể được điều chỉnh bởi một nguồn luật nào đó. Bên cạnh đó tập quán, thói quen thương mại cũng có thể được lựa chọn để áp dụng trong hợp đồng.

Trong trường hợp điều khoản về chọn luật áp dụng cho hợp đồng không được thể hiện một cách rõ ràng hay hồn tồn khơng được nhắc đến thì điều đó hồn tồn khơng có nghĩa là việc giải quyết những tranh chấp phát sinh sẽ bị bế tắc. Sau khi tranh chấp phát sinh các bên vẫn có thể thỏa thuận để lựa chọn luật áp dụng, tuy nhiên vào thời điểm này, khả năng lớn các bên sẽ không thỏa thuận được nguồn luật nào sẽ áp dụng do bên nào cũng muốn lựa chọn nguồn luật mà khi áp dụng sẽ mang lại ưu thế cho mình. Giải pháp cho vấn đề này đó là tranh chấp sẽ được đưa đến tòa án hay trọng tài để giải quyết, tại đây, cơ quan có thẩm quyền sẽ dựa vào các quy phạm xung đột trong hệ thống pháp luật quốc gia và trong các điều ước quốc tế để tìm ra luật ( hoặc hệ thống pháp luật) phù hợp nhất trong số các luật có liên quan để giải quyết vụ tranh chấp. Luật phù hợp nhất có thể là điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia và tập quán quốc tế. Khoản 3, Điều 14, Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010 có quy định: “Trường hợp , pháp luật Việt Nam, pháp luật do các bên lựa chọn khơng có quy định cụ thể liên quan đến nội dung tranh chấp thì Hội đồng trọng tài được áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết tranh chấp nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó khơng trái với các ngun tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”

7.2.2. Điều khoản giải quyết tranh chấp

Điều khoản giải quyết tranh chấp thường được xem xét cuối cùng, đây là điều khoản mà các bên thường ít để ý khi soạn thảo hợp đồng do khi soạn thảo các bên hợp đồng thường chú trọng và dành rất nhiều thời gian cho các điều khoản như đối tượng, giá cả, thời hạn giao hàng, thời hạn thanh toán, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên v.v…Tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi của các bên trong hợp đồng thì việc thỏa thuận về giải quyết tranh chấp là điều mà các bên cần phải đặt ra và đưa vào hợp đồng một

139 Trần Thị Thanh Bình, Trần Văn Nam, Giáo trình luật thương mại quốc tế, NXB Lao động xã hội, Hà Nội, 2005, tr 323. tr 323.

114

cách cẩn trọng. Ở điều khoản này các bên có thể lựa chọn các hình thức giải quyết tranh chấp bằng con đường tài phán (Tòa án, trọng tài) hoặc phi tài phán (thương lượng, hòa giải). Với con đường phi tài phán pháp luật ln tơn trọng và khuyến khích các bên thương lượng, hòa giải khi nảy sinh tranh chấp. Mỗi phương thức giải quyết tranh chấp đều có ưu và nhược điểm khác nhau, việc kết hợp các phương pháp theo một trật tự hợp lý có thể phát huy hiệu quả tối ưu để giải quyết tranh chấp. Các bên có thể đưa vào hợp đồng một trình tự giải quyết tranh chấp cụ thể như, thương lượng, trong trường hợp thương lượng khơng được thì có thể nhờ trung gian hịa giải, nếu khơng đạt kết quả thì có thể nhờ đến trọng tài hay Tịa án, hay một trình tự giải quyết tranh chấp mà các bên cho là tốt nhất.

Một phần của tài liệu Bài giảng Luật thương mại quốc tế: Phần 2 - Nguyễn Minh Nhật (Trang 42 - 44)