Tranh chấp trong thương mại quốc tế và các phương thức giải quyết

Một phần của tài liệu Bài giảng Luật thương mại quốc tế: Phần 2 - Nguyễn Minh Nhật (Trang 42)

138 Điề u1 Công ước COTIF/CIM

7.1.Tranh chấp trong thương mại quốc tế và các phương thức giải quyết

7.1.1. Khái niệm

Có thể hiểu tranh chấp thương mại quốc tế là những bất đồng của các bên về việc không thực hiện hoặc thực hiện khơng đầy đủ một (hoặc nhiều) nghĩa vụ mà mình cam kết thực hiện trong hợp đồng thương mại quốc tế. Do thương mại quốc tế là một hoạt động liên quan đến các chủ thể ở các quốc gia khác nhau, có sự khác biệt về địa lý và chịu sự tác động khác nhau bởi các nguồn luật khác nhau ở từng quốc gia. Việc các bên cùng thỏa thuận và ký kết hợp đồng với nội dung và hình thức chặt chẽ thì điều đó cũng khơng đồng nghĩa với những tranh chấp giữa các bên sẽ khơng xảy ra. Tranh chấp có thể xảy ra vào bất kỳ giai đoạn nào của hợp đồng với lỗi cố ý của một trong hai bên hoặc của tất cả các bên. Do vậy, khi ký kết hợp đồng các bên tham gia hợp đồng cần phải nhận thức được những tranh chấp có thể phát sinh như các tranh chấp về chủ thể ký kết hợp đồng, tranh chấp về số lượng, chất lượng hàng hóa, thời gian, địa điểm giao hàng, phương thức thanh toán và các trường hợp bất khả kháng…

Bên cạnh việc đưa ra những dự liệu có thể phát sinh tranh chấp, các bên trong hợp đồng còn cần phải lựa chọn cách thức giải quyết tranh chấp sao cho phù hợp và hiệu quả nhất đối với các bên khi xảy ra tranh chấp. Trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng, thỏa thuận về việc lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp sẽ dễ dàng đạt được hơn sau khi tranh chấp đã phát sinh.

7.1.2. Các phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế

Các tranh chấp trong thương mại quốc tế chủ yếu được giải quyết theo các phương thức sau:

- Thương lượng - Hòa giải - Trọng tài - Tòa án

Một phần của tài liệu Bài giảng Luật thương mại quốc tế: Phần 2 - Nguyễn Minh Nhật (Trang 42)