Điều 39 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010, Điều 10 Luật Mẫu UNCITRAL về Trọng tài thương mại quốc tế.

Một phần của tài liệu Bài giảng Luật thương mại quốc tế: Phần 2 - Nguyễn Minh Nhật (Trang 53 - 54)

tài thương mại quốc tế London…Trường hợp thỏa thuận không ghi rõ tên trung tâm trọng tài thì thỏa thuận đó khơng có hiệu lực.

- Về địa điểm để các bên tiến hành giải quyết tranh chấp. Địa điểm giải quyết tranh chấp là nơi Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo sự thỏa thuận lựa chọn của các bên hoặc do Hội đồng trọng tài quyết định nếu các bên khơng có thỏa thuận155. Trong trường hợp các bên lựa chọn trọng tài vụ việc để giải quyết vụ tranh chấp thì địa điểm để thực hiện việc giải quyết tranh chấp nên được các bên lựa chọn và ghi cụ thể vào trong thỏa thuận trọng tài. Điều này nhằm hạn chế việc khi xảy ra tranh chấp các bên không thỏa thuận được địa điểm giải quyết tranh chấp nếu một trong hai bên khơng có thiện chí. Trường hợp các bên lựa chọn trọng tài thường trực để giải quyết thì địa điểm giải quyết thường là nơi đặt trụ sở chính thức của trung tâm trọng tài đó.

- Về ngôn ngữ dùng để giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận, trong trường hợp các bên khơng thỏa thuận thì hội đồng trọng tài sẽ lựa chọn ngơn ngữ có tính đến các yếu tố liên quan như ngôn ngữ dùng trong hợp đồng156.

- Xác định số lượng trọng tài viên tham gia giải quyết tranh chấp. Vấn đề này do các bên thỏa thuận (thường từ một đến ba trọng tài viên). Trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận về việc xác định số lượng trọng tài viên thì số lượng trọng tài viên tham gia giải quyết tranh chấp là ba người157.

154 Điểm d Khoản 2 Điều 16 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010.

155 Khoản 8 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010.

156 Điều 21 Quy tắc VIAC

157 Điều 39 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010, Điều 10 Luật Mẫu UNCITRAL về Trọng tài thương mại quốc tế. quốc tế.

124

- Về quy tắc tố tụng trọng tài, trong trường hợp các bên chọn trọng tài thường trực thì quy trình tố tụng trọng tài được thực hiện theo quy định của trung tâm trọng tài đó, tuy nhiên các bên có thể được tự do thoả thuận về quy trình tố tụng mà ủy ban trọng tài phải thực hiện khi tiến hành tố tụng158. Tuy nhiên việc tự do thỏa thuận về quy trình tố tụng của trọng tài không được vi phạm những quy định của pháp luật quốc gia về trọng tài ở chính quốc gia nơi đặt trung tâm trọng tài đó159. Tuy nhiên, trong trường hợp các bên lựa chọn hình thức trọng tài vụ việc thì các bên phải thỏa thuận về quy trình tố tố tụng bởi vì hình thức trọng tài khơng có quy chế hoạt động của riêng mình. Giải pháp đưa ra là các bên có thể tham khảo quy trình tố tụng của một trung tâm trọng tài nào hay quy chế mẫu của UNCITRAL về trọng tài thương mại để vận dụng cho hình thức trọng tài mà mình thỏa thuận lựa chọn.

- Về luật áp dụng trong thỏa thuận trọng tài, luật áp dụng trong thỏa thuận trọng tài do các bên lựa chọn trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận về luật áp dụng thì hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất160.

7.5.7. Tố tụng trọng tài

7.5.7.1. Đơn kiện và thụ lí đơn kiện

Bước đầu của quá trình tố tụng trọng tài, nguyên đơn phải gửi đơn kiện đến trung tâm trọng tài (trong trường hợp giải quyết bằng trung tâm trọng tài) hay gửi đơn kiện cho bị đơn (trong trường hợp giải quyết bằng trọng tài vụ việc). Trong q trình tố tụng các bên có thể bổ sung, sửa đổi đơn kiện161.

Đơn kiện phải đáp ứng đầy đủ các thông tin quy định tại Điều 18 (2) Quy tắc trọng tài UNCITRAL 1976162 (theo quy định của Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010 là tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 30). Một trong những nội dung quan trọng của đơn kiện là nguyên đơn chỉ ra cụ thể thông tin về người được nguyên đơn chọn làm trọng

Một phần của tài liệu Bài giảng Luật thương mại quốc tế: Phần 2 - Nguyễn Minh Nhật (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)