Theo pháp luật Việt Nam vấn đề này được quy định tại Điều 459 Bộ luật Tố tụng Dân sự Việt Nam 2015.

Một phần của tài liệu Bài giảng Luật thương mại quốc tế: Phần 2 - Nguyễn Minh Nhật (Trang 57 - 58)

128

7.5.8. Ưu điểm và nhược điểm của trọng tài thương mại

Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại có một số ưu điểm sau:

Phán quyết của trọng tài thương mại có tính chung thẩm, đa số các quyết định trọng tài không bị kháng cáo, chỉ trừ trường hợp một bên trong tranh chấp yêu cầu và có một trong các căn cứ quy định tại Điều 34 Luật Mẫu UNCITRAL về trọng tài thương mại (hay theo quy định của Việt Nam thì tại Khoản 2 điều 68 Luật trọng tài năm 2010 thì quyết định trọng tài bị hủy theo quyết định của tòa án). Các quyết định trọng tài được công nhận quốc tế thông qua một loạt các cơng ước quốc tế được kí kết đặc biệt là Công ước New York năm 1958 về thi hành quyết định trọng tài nước ngoài, hiện nay có khoảng 152177 quốc gia là thành viên của công ước này.

Cơ quan trọng tài hồn tồn trung lập, các trọng tài viên có trình độ chun mơn cao. Để trở thành trọng tài viên thì cá nhân phải đáp ứng những yêu cầu mà pháp luật quy định, theo Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010 thì người đáp ứng đủ các yêu cầu quy định tại Điều 20178 thì có thể làm trọng tài viên.

Trọng tài thương mại mang tính linh hoạt, đảm bảo tốt hơn quyền tự định đoạt của các bên. Nghĩa là các bên có quyền tự quyết định chọn hình thức tổ chức trọng tài cũng như trọng tài viên mà mình ưa thích; có quyền lựa chọn địa điểm, thời gian sao cho tiện với doanh nghiệp. Như vậy so với Tịa án, các cơng việc đó do thẩm phán có thẩm quyền quyết định và doanh nghiệp phải tuân theo thì hình thức trọng tài thương mại tạo cho các bên tranh chấp có thể chủ động hơn.

Trọng tài thương mại mang tính bí mật: các phiên họp giải quyết tranh chấp của trọng tài không được tổ chức công khai và chỉ có các bên nhận được quyết định. Đây là một ưu điểm lớn của phương thức trọng tài khi các tranh chấp liên quan đến các bí mật thương mại và phát minh. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức trọng tài có thế giúp các bên tiết kiệm được thời gian và ít chi phí hơn so với

177 https://prezi.com/aw9xtastc3d0/tpqt-cong-uoc-new-york-1958/ [truy cập ngay 20/12/2016]

Một phần của tài liệu Bài giảng Luật thương mại quốc tế: Phần 2 - Nguyễn Minh Nhật (Trang 57 - 58)