Giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế bằng thương lượng

Một phần của tài liệu Bài giảng Luật thương mại quốc tế: Phần 2 - Nguyễn Minh Nhật (Trang 44 - 45)

138 Điề u1 Công ước COTIF/CIM

7.3. Giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế bằng thương lượng

7.3.1. Khái niệm

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, dàn xếp để tháo gỡ những bất đồng phát sinh nhằm loại bỏ tranh chấp mà khơng cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bên thứ ba.

Tuy không phải là một phương thức bắt buộc, tuy nhiên thương lượng được xem là phương pháp được đa số các bên ưu tiên lựa chọn để giải quyết tranh chấp khi tranh chấp phát sinh. Đây được xem là một quá trình thương lượng lại140 hợp đồng, q trình này có một số điểm giống và khác biệt như sau:

- Trước hết, các bên cũng cần có sự thiện chí nhất định, mong muốn được hợp tác và thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, vào thời điểm này tâm lý thương lượng của các bên có sự khác biệt. Thương lượng lúc đầu các bên cảm thấy dễ thỏa hiệp hơn, nếu thỏa thuận khơng thành cơng thì hợp đồng không cần phải ký kết, còn trong trường hợp thương lượng để giải quyết tranh chấp phát sinh thì các bên mong muốn đạt được phần thắng nhiều hơn. Do vậy, thương lượng trong giai đoạn này, nếu các bên khơng thành cơng thì sẽ tiến hành các phương pháp giải quyết tranh chấp tiếp theo mang tính pháp lý hơn đó là trọng tài hay tịa án.

- Một điểm khác biệt nữa đó là thương lượng trong giai đoạn này các bên chỉ tập trung vào vấn đề tranh chấp, vấn đề mâu thuẫn về quyền và lợi ích của các bên chứ khơng phải thỏa thuận lại toàn bộ hợp đồng. Thương lượng trong giai đoạn giải quyết tranh chấp mang tính nhất quán và cương quyết hơn so với thương lượng lúc mới giao kết hợp đồng141.

140 Trần Thị Thanh Bình, Trần Văn Nam, Giáo trình luật thương mại quốc tế, NXB Lao động xã hội, Hà Nội, 2005, tr 327. tr 327.

141 Trần Thị Thanh Bình, Trần Văn Nam, Giáo trình luật thương mại quốc tế, NXB Lao động xã hội, Hà Nội, 2005, tr 328. tr 328.

115

7.3.2. Các hình thức thương lượng

- Thương lượng trực tiếp: Các bên tranh chấp gặp nhau trực tiếp để thương lượng, bên được xem là bị vi phạm hợp đồng đưa ra những cơ sở pháp lý và các chứng cứ cụ thể để chứng minh thiệt hại do bên còn lại gây ra và yêu cầu bên được cho là vi phạm có trách nhiệm phải khắc phục bồi thường những thiệt hại theo hợp đồng đã được thỏa thuận trước đó.

- Thương lượng gián tiếp: Do điều kiện của mỗi bên khác nhau mà các bên khơng thể gặp gỡ trực tiếp nhau được thì bên được xem là vi phạm hợp đồng có thể dùng các phương tiện thông tin như điện thoại, fax, email…để bài tỏ ý kiến và yêu cầu của mình đến bên được xem là đã vi phạm hợp đồng biết. Bên được xem là vi phạm hợp đồng cũng thông qua những phương thức truyền tải thông tin tương tự để phản hồi lại cho bên đã gửi ý kiến, yêu cầu đến cho mình.

7.3.3. Giá trị pháp lý của thương lượng

Thương lượng để giải quyết tranh chấp giữa các bên có thể được thực hiện một cách hoàn toàn độc lập giữa các bên tranh chấp hay nó có thể được tiến hành song song trong bất kỳ thời gian nào khi các bên lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài142 hay Tòa án.

Trong trường hợp thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp được các bên lựa chọn thì kết quả của quá trình thương lượng được xem là một thỏa thuận mới143. Kết quả của thỏa thuận lúc này khơng có giá trị pháp lý để có thể ràng buộc các bên phải thực hiện, việc thực hiện này chỉ có thể được thực hiện dựa trên tinh thần thiện chí, tự giác và mong muốn được tiếp tục thực hiện hợp đồng đã ký kết giữa các bên. Tuy nhiên, trong trường hợp các bên đang trong quá trình áp dụng biện pháp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hay Tòa án mà lại tiến hành thương lượng thành cơng, thì với kết quả thương lượng có được và trong trường hợp các bên yêu cầu trọng tài hay Tịa án ra biên bản cơng nhận kết quả thương lượng thì điều này cũng đồng nghĩa rằng, văn bản cơng nhận này có giá trị như một quyết định của trọng tài hay tòa án, và khi đó nó có giá trị bắt buộc các bên phải nghiêm chỉnh chấp hành144.

7.3.4. Ưu điểm và khuyết điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng

Ưu điểm nổi bật của phương thức này là đơn giản, ít tốn kém, giải quyết nhanh chóng vấn đề bởi các bên trực tiếp bàn bạc, thỏa thuận giải quyết các bất đồng phát

Một phần của tài liệu Bài giảng Luật thương mại quốc tế: Phần 2 - Nguyễn Minh Nhật (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)