87 Mẫu Nương Nương, Long Nữ, Quan Âm Nam Hải, Ý Mỹ Nương Nương, Thủy Vĩ, Bà Mẫu Nương Nương, Long Nữ, Quan Âm Nam Hải, Ý Mỹ Nương Nương, Thủy Vĩ, Bà Chúa xứ…đã che chở những con thuyền cư dân trên biển khỏi những bất trắc của sóng to, gió lớn đến bến bờ bình n.
Tín ngưỡng thờ nữ thần biển, mẫu thần vốn có dấu ấn rất sâu đậm trong tâm thức văn hóa cư dân biển Đông Nam Bộ, gắn liền với niềm tin và khát vọng sống được họ mang theo suốt cuộc hành trình đi mở cõi. Qua việc tôn thờ các vị nữ thần biển, mẫu thần, tổ tiên của người Việt ở Đông Nam Bộ đã xác lập một tục lệ thờ cúng đầu tiên trên vùng đất mới với các nghi thức dần được bổ sung hồn chỉnh.
Tín ngưỡng thờ nữ thần gắn liền với ý thức mẫu hệ, mẫu quyền từng tồn tại hàng
ngàn năm trong lịch sử. Hình tượng các nữ thần vừa gần gũi, vừa bao dung, chở che… mang đến cho cư dân biển sự tự tin hơn về bản thân mình với sắc đẹp, sự thùy mị, hiền hòa và khả năng sinh và ni dưỡng những đứa con. Chính hình thức thờ Mẫu, nữ thần biển đã góp phần khẳng định vị thế của người phụ nữ trong một cấu trúc xã hội phụ quyền.
Tín ngưỡng thờ Mẫu, nữ thần biển mang đến cho cộng đồng biển những cứu cánh để vượt qua sự sợ hãi lớn nhất của con người là cái chết, với một niềm tin vững chắc rằng họ luôn được thần linh phù trợ để vượt qua tất cả mọi khó khăn, sẽ có một cuộc tốt đẹp trong tương lai. Được nâng đỡ về mặt tinh thần, con người sẽ tin tưởng nhau, tin tưởng vào cộng đồng và tương lai của cộng đồng khiến mọi cá nhân hành động tích cực cùng hướng đến việc xây dựng một cộng đồng phát triển bền vững.
Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Hoa ở vùng ven biển Đơng Nam Bộ
Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Hoa ở vùng ven biển Đông Nam Bộ được biểu hiện khá phong phú qua hình thức thờ: Thiên Hậu Thánh Mẫu, Long Mẫu Nương Nương, Quan Âm Nam Hải, Trân Châu Nương Nương, Tây Vương Mẫu, Kim Huê Nương Nương (Mẹ Thai Sinh, Chúa Sinh Nương Nương), Cửu Thiên Huyền Nữ, Thất Tinh Nương Nương, Lâm Thủy Phu Nhân, Thánh Anh La Sát, Nữ Oa, Địa Mẫu, Đẩu Mẫu, Ngũ Hành Nương Nương, Thủy Mẫu Nương Nương, Hỏa Đức Nương Nương, Điện Mẫu,Tam Thập Tam Thiên Lão Thái Hậu,Ý Mỹ Nương Nương, Thủy Vĩ, Bà Chúa Xứ.
Tín ngưỡng thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu xuất phát ở Phúc Kiến (thế kỷ XI), từ các thủy thủ đều mang hình bà trên hầu hết các con tàu, đặt trong một cái khám nhỏ ở phía bên trái, và sáng chiều nào cũng cúng hương. Trước khi rời bờ để lên đường, họ đem lễ vật để cúng bà ở trên bờ, đoàn thủy thủ và hành khách thường đến chùa và đốt hương tơn kính bà. Những thương nhân xuất khẩu hay nhập khẩu, những nhà thầu vận tải đường
88 biển, những người di cư đều cúng lễ Bà80. Cũng theo Henri Maspéro “Bà tỏ ra đặc biệt biển, những người di cư đều cúng lễ Bà80. Cũng theo Henri Maspéro “Bà tỏ ra đặc biệt hữu hiệu trong việc cứu thóat dân khỏi những trận hạn hán năm 1187 và 1190, và mặt khác, bà đã nhiều lần giúp vào việc bắt bọn cướp biển … Năm 1278, hồng đế Mơng Cổ Hốt Tất Liệt (Khoukilaikhan) phong cho bà tước Thiên Hậu kèm theo mười hai chữ tôn vinh; tước Thiên phi này vẫn được giữ lại dưới triều đại nhà Minh và đầu triều đại Mãn Châu, và được thay thế bằng tước Thiên Hậu bởi hoàng đế Càn Long năm 1737”81. Tại Đơng Nam Bộ,tín ngưỡng thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu gắn liền với quá trình di dân và định cư của người Hoa vào cuối thế kỷ XVIII.
Tín ngưỡng Thiên Hậu Thánh Mẫu có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của cộng đồng người Hoa Đơng Nam Bộ “là vị thần chiếm vị trí trung tâm, ở vị trí đẳng trật cao nhất”82, tín ngưỡng đã tồn tại hơn 1000 năm, khơng bị mai một mà có sức sống bền bỉ, có ảnh hưởng đến cả người Việt và gắn liền với tín ngưỡng thờ nữ thần biển.
Trên ban thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, phía trái Bà là tượng Long Mẫu Nương Nương (nữ thần cai quản biển Đông, vợ của Nam Hải Long Vương, có con là Long Nữ - công chúa Thủy Tề).
Long Mẫu tên thật là Ôn Long Cơ, người gốc Âu Việt, quê quán Đằng Huyện, Quảng Tây (Trung Quốc). Bố mẹ chẳng may bị lũ cuốn trơi, duy chỉ có Long Mẫu được lão đánh cá vùng Duyệt Thành (Triệu Khánh, Quảng Đông) tên là Lương Tam Công cứu sống từ một chiếc thuyền thúng trơi giữa dịng sơng. Long Cơ sắc sảo thông minh, nhờ nuôi năm con rồng con nên được gọi là Long Mẫu. Về sau, bà hợp nhất năm bộ lạc Âu Việt vùng trung và thượng lưu sông Tây Giang chống quân Tần. Sau khi qua đời, bà được suy tơn thành nữ thần cai quản dịng Tây Giang và vùng đất rộng lớn thuộc thượng và trung lưu sông Tây Giang 83.
Quan Thế Âm Bồ Tát của Phật giáo còn được cư dân biển “dân gian hóa” thành Quan Âm Nam Hải – giúp ngư dân đi biển an toàn.
Trân Châu Nương Nương theo truyền thuyết là em gái út của Thiên Hậu cũng là một dạng thần biển84. Người Hoa Hải Nam còn thờ Ý Mỹ Nương Nương, Thủy Vĩ, Ý
80 Henri Maspero (2000), Đạo giáo và các tôn giáo Trung Quốc, Lê Diễn dịch, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.257. tr.257.