133 mâm pháo có thể quay trịn 360 độ, nâng cao hay hạ thấp tầm bắn nhờ hệ thống chuyển

Một phần của tài liệu CƠ SỞ HẠ TẦNG KINH TẾ XÃ HỘI BIỂN ĐẢO VIỆT NAM Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ (Trang 75 - 77)

153 Hiện nay chỉ còn 4 khẩu, một khẩu chỉ còn lại mâm pháo (do súng được chuyển về trưng bày trong bộ sưu tập súng cổ ở sân Bạch Dinh).

133 mâm pháo có thể quay trịn 360 độ, nâng cao hay hạ thấp tầm bắn nhờ hệ thống chuyển

mâm pháo có thể quay trịn 360 độ, nâng cao hay hạ thấp tầm bắn nhờ hệ thống chuyển động tầm hướng bằng bánh răng cưa. Trận địa pháo Cầu Đá có nhiệm vụ bảo vệ Cầu cảng, khu điện báo, vịnh hàng Dưà, Bãi Trước và vùng biển Tây Nam Vũng Tàu.

Năm 1862 Pháp tiến hành xây dựng đường dây thông tin liên lạc dài 157 km từ Sài Gòn đến Vũng Tàu. Năm 1871, Pháp lắp đặt hệ thống liên lạc bằng cáp ngầm xuyên lục địa – đặt ngầm dưới biển – nối Sài Gòn với các nước trên thế giới, qua trạm Vũng Tàu – thường gọi Sở Dây thép thủy. Đồng thời để bảo vệ cửa ngỏ phía Đơng Sài Gịn, kiểm sốt được đường thủy trọng yếu ở vùng Đông Nam Bộ, độc quyền mua bán, trao đổi hàng hóa bằng đường biển ở thị trường Đơng Dương và thế giới, thực dân Pháp còn tiến hành xây dựng hệ thống đồn bốt, công sự, lắp đặt những trận địa pháo trên núi Lớn, núi Nhỏ, nhằm bảo vệ Vũng Tàu, phịng thủ, khai thác địa hình chiến lược này.

Để tiến hành hiệu quả cộng cuộc khai thác thuộc địa trên địa bàn Đông Nam Bộ, từ năm 1890 nhà nước Pháp ở Đông Dương triển khai gia cố hệ thống đường bộ, bàng cách nâng cấp và rải đá tuyến đường liên tỉnh. Hệ thống đường bộ được mở rộng đến những đồn điền, bến cảng, nối liền các trung tâm kinh tế, tụ điểm dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và lưu thơng hàng hóa giữa các địa phương được dễ dàng, tác động đến việc mở rộng diên tích khai hoang, phát triển sản xuất nơng nghiệp, kích thích nền kinh tế hàng hóa phát triển.

Sức mạnh của chủ nghĩa tư bản phương Tây trong những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX chính là sức mạnh trên biển cả. Sự uy hiếp và xâm lược của chủ nghĩa đế quốc đối với Việt Nam hay nhiều quốc gia kém phát triển khác cũng chính từ hướng biển. Đông Nam Bộ đã sớm đối diện cuộc xâm lược trực tiếp bằng vũ trang của liên quân Pháp – Tây Ban Nha vào năm 1859, mở đầu cuộc xâm lược tồn Nam Bộ.

Do đó, sau khi đánh chiếm Đơng Nam Bộ, thực dân Pháp khẩn trương tiến hành kế hoạch khai thác thuộc địa từ việc cải tạo phát triển hệ thống giao thông đường thủy, gắn chặt hai mục tiêu khai thác kinh tế với chiến lược bình định đàn áp các cuộc nổi dậy.

Năm 1862, Pháp tiến hành xây dựng một ngọn hải đăng trên đỉnh núi Nhỏ (hay còn gọi là núi Tao Phùng) để chỉ đường, báo hiệu cho các tàu thuyền qua lại và ra vào Gành Rái. Đến năm 1913, người Pháp xây lại ngọn hải đăng này, đặt ở đỉnh cao nhất của núi Nhỏ với độ cao 170m và độ chiếu sáng xa 30 hải lý (tương đương 55 km).

Hải đăng Vũng Tàu là một trong những hải đăng cổ xưa nhất Việt Nam và Đông Nam Á, được xem như là biểu tượng của thành phố biển Vũng Tàu. Kiến trúc ngọn hải đăng là một tháp hình trụ cao 18 m, đường kính 3 m và được sơn màu trắng. Hải đăng

134

được nối liền với khu nhà ở của những nhân viên vận hành bằng một đường hầm cong kiến cố. Bao quanh khu nhà ở và đoạn cuối đường lên Hải đăng là khu vườn hoa sứ. Bên trong ngọn hải đăng có cầu thang dẫn đến gần đỉnh hải đăng và có ban cơng để ngắm cảnh. Từ ban cơng này có thể ngắm nhìn được tồn cảnh thành phố biển Vũng Tàu.

*

Hoạt động quản lý và khai thác vùng biển đảo Đông Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XIX nổi lên với việc thực hiện chính sách của triều đình vừa khẩn hoang, phát triển kinh tế vừa bảo vệ chủ quyền biển đảo. Triều Nguyễn đã xây dựng đồn bót, pháo đài, tăng cường quân số, khí giới, bố phịng chặt chẽ và cắt đặt người tuần tra ở những khu vực xung yếu. Trên dọc tuyến biển Đông Nam Bộ lúc bấy giờ triều Nguyễn đặt các thủ, bảo như những tiền đồn canh phịng, có một số binh lính túc trực.

Do nằm trên tuyến giao thông hàng hải quan trọng nên Côn Đảo thực sự là một pháo đài tiền tiêu quan trọng nằm trấn giữ vùng biển phía Nam. Trong thế kỷ XIX triều đình thiết lập hẳn một đội quân đồn trú thường trực, xây dựng khu đồn trú, pháo đài, tăng cường khí giới, thuyền bè… và vận động dân thường ra sinh sống trên đảo (bên cạnh những tù nhân bị lưu đày). Côn Đảo trở thành một chiến lũy trọng yếu về an ninh - quốc phịng trên vùng biển phía Đơng Nam Tổ quốc.

Từ nửa sau thế kỷ XIX, Côn Đảo cũng như cả nước, bị thực dân Pháp xâm chiếm nơi này thành địa ngục trần gian mở đầu của hơn một thế kỷ bi tráng trong lịch sử.

Nhìn lại thế kỷ XIX, một thế kỷ bản lề với những biến đổi sâu sắc trong hoạt động quản lý và khai thác vùng biển đảo Đông Nam Bộ. Từ đầu thế kỷ XIX, triều Nguyễn đã thực thi nhiều chính sách bảo vệ chủ quyền biển đảo gắn chặt khẩn hoang, phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh quốc phòng ở những vùng biên giới hải đảo, nhanh chóng phục hồi nền kinh tế - xã hội đất nước. Từ nửa sau thế kỷ XIX, Đông Nam Bộ cũng chung số phận với cả nước, bị đọa đày dưới ách thống trị ngoại bang. Mọi giá trị tài nguyên biển đảo ở đây đều bị chính quyền thực dân và tay sai triệt để khai thác phục vụ cho công cuộc thống trị lâu dài, chúng xây dựng một số cơng trình tiêu biểu như Cảng Sài Gịn, trận địa pháo, ngọn hải đăng….

135

Một phần của tài liệu CƠ SỞ HẠ TẦNG KINH TẾ XÃ HỘI BIỂN ĐẢO VIỆT NAM Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)