6.2. Tình hình quản lý và khai thác biển đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ trong nửa đầu thế kỷ XIX trong nửa đầu thế kỷ XIX
Đầu thế kỷ XIX triều Nguyễn thành lập đã xây dựng một thiết chế quản lý đất nước từ Bắc chí Nam. Năm 1808, vua Gia Long nhà Nguyễn đổi trấn Gia Định thành Gia Định Thành, bao gồm 5 trấn: Phiên An (địa hạt Gia Định), Biên Hòa, Vĩnh Thanh (sau chia ra Vĩnh Long và An Giang), Vĩnh Tường (sau này là Định Tường) và Hà Tiên. Địa bàn Đơng Nam Bộ có 2 trấn: Phiên An và Biên Hịa.
Địa bàn ven biển Đơng Nam Bộ đầu thế kỷ XIX được Trịnh Hòai Đức phác họa khá chi tiết trong tác phẩm Gia Định thành thơng chí: “Phía đơng giáp biển; phía tây
giáp núi Cam La và núi Nữ Ni đến cửa sơng Ngã Bảy; phía nam giáp trấn Phiên An dọc theo phía bắc vũng biển Cần Giờ; phía bắc giáp man sách thủ Sơng Nục”.107
Nửa đầu thế kỷ XIX, là thời kỳ quan hệ trong khu vực có nhiều biến động, chủ nghĩa thực dân phương Tây đe dọa xâm lược nên triều Nguyễn đã thi hành các chính sách nhằm bảo vệ đất nước. Triều Nguyễn đã tổ chức lực lượng trấn giữ, hình thành một hệ thống đồn, thành lũy, trấn thủ bao bọc bờ biển liên hoàn kết hợp giữa lực lượng của triều đình và lực lượng dân binh sở tại của các địa phương để canh giữ, kiểm soát bờ biển, hải đảo. Chính sách phịng ngự bờ biển bao gồm một số vấn đề chủ yếu là xây lực lượng thủy quân và các pháo đài ven biển, phát triển hệ thống tàu thuyền đi biển, tuần tra trên biển…
Muốn bảo vệ vùng biển, trước hết phải hiểu biết về vùng biển của nước nhà. Tháng 1 – 1813, vua Gia Long truyền dụ cho các quan trấn thủ (quan giữ các cửa biển) phải đo cửa biển, chỗ nào sâu, cạn, rộng, hẹp, mỗi năm đến mùa xuân, mùa đông vẽ bản đồ dâng lên, bộ Công phải đem đồ bản ấy giao cho các đội lính thủy, để cho biết đường thủy chỗ nào hiểm, chỗ nào không108. Trên dọc tuyến biển Đông Nam Bộ lúc bấy giờ triều Nguyễn đặt các thủ, bảo như những tiền đồn canh phịng đặt nơi hiếm yếu, có một số binh lính túc trực (nhiều hay ít tùy theo từng nơi) do một Thủ ngữ hay một Thừa biện phụ trách. Dưới thời Gia Long (1802 - 1820) triều đình đặt thủ Vũng Tàu, thủ Tắc Khái, (Cửa Lấp), thủ Long Hương – thuộc trấn Biên Hòa. Năm 1814 thủ Vũng Tàu đổi thành thủ Phước Thắng; năm 1842 đổi thành bảo Phước Thắng109. Năm 1820, triều đình giao
107 Trịnh Hồi Đức (1972), Gia Định thành thơng chí, Tập trung, Nguyễn Tạo dịch, Phủ Quốc vụ khanh đặc trách Văn hóa, Sài Gịn, tr.52. Văn hóa, Sài Gịn, tr.52.
108 Quốc sử Quán triều Nguyễn: Quốc triều chính biên tốt yếu, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 1998, tr. 110.
110 cho các quan thủ ngự phải có nhiệm vụ “cắm tiêu” tại những cửa biển để hướng dẫn cho các quan thủ ngự phải có nhiệm vụ “cắm tiêu” tại những cửa biển để hướng dẫn thuyền qua lại, thường xuyên tuần phòng ven biển.
Theo quy định của nhà Nguyễn, hàng năm các đội thủy quân của hai trấn Phiên An và Biên Hòa phải cùng với thủy qn của triều đình đóng tại địa phương phối hợp tuần tiễu trên biển từ tháng 4 đến tháng 10. Thông thường, các tàu thuyền đi tuần tiễu được trang bị các đại bác, súng trường, hỏa pháo, pháo thăng thiên, câu liêm, kính thiên lý… để sẵn sàng đối phó với cướp biển hoặc thuyền gian trên biển. Trước mùa tuần biển quân lính được ứng trước 1 đến 4 tháng lương thực để sống trên biển dài ngày: “Bộ biền Kinh phái thì được lĩnh 3, 4 tháng lương thực. Bộ biền tỉnh phái cũng được lĩnh 1, 2 tháng lương thực, đều tùy tiện chia tải để đủ quan dùng”110
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng kể từ nửa cuối thế kỷ XIX trở đi chế độ phong kiến Việt Nam đã lâm vào cảnh khủng hoảng trầm trọng. Trong khi đó, từ thế kỷ XVII thực dân Pháp đã âm mưu xâm chiếm nước ta. Lợi dụng chính sách bế quan tỏa cảng và cấm
đạo của triều Nguyễn, thực dân Pháp gây hấn, nổ súng tấn công vũ trang xâm lược nước
ta.
Năm 1858, thực dân Pháp do Trung tướng Rigault de Genouilly chỉ huy nổ súng vào Cửa Hàn - Đà Nẵng, mở đầu cuộc tiến công xâm lược nước ta. Đà Nẵng được xem là cửa ngõ quan trọng đánh vào kinh đô Huế. Nhưng Rigault de Genouilly thất bại trong chiến lược đánh nhanh thắng nhanh, nên chúng quay vào tấn công Gia Định.
Thực dân Pháp tiến đánh Gia Định với mục tiêu chiếm giữ vùng sản xuất lúa gạo lớn nhất của Việt Nam, giải quyết tại chỗ vấn đề hậu cần, lương thực; đồng thời cắt đứt nguồn tiếp tế lúa gạo cho triều đình Huế. Nơi đây, có biển bao quanh lại có hệ thống sơng ngịi dày đặc thuận lợi cho việc hành quân bằng tàu chiến lớn; là bàn đạp, bằng đường thủy ngược sông Cửu Long, xâm lược Campuchia.
Ngày 2 tháng 2 năm 1859, Rigault de Genouilly đã đưa một phần lớn lực lượng vào đánh chiếm Nam Kỳ. Sau 8 ngày hành quân bằng đường biển, tối 9 tháng 2 năm 1859 (mồng 7 Tết Kỷ Mùi), 12 chiếc thuyền do Đô Đốc Rigault de Genouilly chỉ huy tập kết ở Vịnh Hàng Dừa (Bãi Trước) Vũng Tàu. Ngày 10-9-1859, từ mặt biển, 8 chiến thuyền với 2.000 quân Pháp nổ súng tấn pháo đài Phước Thắng – tiền đồn của Vũng Tàu – đang án ngữ con đường thủy vào Gia Định. Cuộc đấu pháo giữa pháo đài Vũng Tàu và liên quân Pháp-Tây Ban Nha đã diễn ra quyết liệt, làm cho các chiến hạm Pháp suốt một ngày chỉ đi được 2km, tới cửa Cần Giờ.