128
Bảng 2
Bảng thống kê số lượng tàu thuyền và tải trọng hàng hóa ra vào cảng
(1884 - 1894)149
Stt Năm Số lượt tàu
Tải trọng stt Năm Số lượt tàu Tải trọng 1 1884 922 1.160.212 7 1890 1.060 1.131.222 2 1885 946 1.177.646 8 1891 992 1.057.852 3 1886 1.034 1.261.730 9 1892 1.014 1.229.254 4 1887 982 1.196.864 10 1893 1.112 1.351.658 5 1888 1.040 1.263.388 11 1894 1.068 1.317.874 6 1889 790 910.616 Tổng cộng 10.960 13.058.134
Trong 11 năm, bình quân ra, vào cảng 1 năm: -Tàu, thuyền : 996 lượt/năm
-Tải trọng: 1.187.103 Đơn vị: Tàu thuyền: Chiếc Dung lượng: Tấn.
Những năm cuối thế kỉ XIX, ở Nam Kỳ, lúa vẫn là loại cây trồng chủ yếu đưa lại nhiều sản phẩm trong sản xuất nơng nghiệp. Vì vậy, lúa gạo được thực dân Pháp xem là sản phẩm xuất khẩu chủ yếu. Lúc này, hoạt động chính của cảng là xuất khẩu gạo và hạt tiêu.
Về gạo, số lượng hàng hóa xuất khẩu tăng lên nhanh chóng. Nếu tính từ năm Cảng Sài Gịn mở cửa (1860) đến khi thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ I (1896) lượng lúa gạo xuất khẩu qua Cảng Sài Gòn tăng 9,78 lần (từ 56.950 tấn lên 557.249 tấn).
149 Lê Huỳnh Hoa (2000), Cảng Sài Gòn và biến đổi kinh tế Nam Kỳ thời Pháp thuộc (1860-1839), Luận án Tiến sĩ, ĐHSP. TP. HCM, tr.59 ĐHSP. TP. HCM, tr.59
129 Ngồi ra, Cảng Sài Gịn cịn xuất ra nước ngồi một loại nơng sản khác là hạt Ngồi ra, Cảng Sài Gịn cịn xuất ra nước ngồi một loại nơng sản khác là hạt tiêu. Đây là loại cây đã được trồng từ lâu ở Nam Kỳ. Hầu hết sản phẩm hạt tiêu đi ra ngồi đều thơng qua Cảng Sài Gòn. Trước khi, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần I (trước 1897) tình hình xuất khẩu tiêu của cảng hằng năm trên 1.000 tấn. Cụ thể:
- Năm 1895 xuất 1.577 tấn - Năm 1896 xuất 1.510 tấn - Năm 1897 xuất 1.325 tấn
Ngoài lúa gạo và tiêu, ngơ cũng là một mặt hàng có giá trị xuất khẩu. Bên cạnh đó, Cảng Sài Gịn cịn xuất khẩu các mặt hàng thủ công nghiệp. Trong những năm 1860 - 1862, trong số 180.000 tấn hàng xuất đi Hơng Kơng và Singapore có vải bơng, dầu dừa, tơ tằm, đường,…
130
Bảng 3
Bảng thống kê tổng giá trị xuất khẩu của Nam Kỳ qua cảng Sài Gòn
(1893 - 1896)150
Năm Tổng giá trị xuất khẩu Trong đó xuất khẩu sang Pháp
1893 74.808.477 10.442.838
1894 87.650.039 11.097.391
1895 85.244.485 11.564.335
1896 78.562.281 7.889.492
Đơn vị: Franc
Những năm cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp bình định hồn tồn Đơng Nam Bộ, nên các hoạt động kinh tế, thương mại của Pháp ở đây diễn ra mạnh mẽ hơn trước. Hoạt động nhập khẩu từ ngồi vào Cảng Sài Gịn chủ yếu là những mặt hàng khơng có trong nước. Các mặt hàng cơng nghiệp chủ yếu như vải, máy cơ khí, máy may, máy đánh chữ..., các mặt hàng tiêu dùng như sản phẩm ăn uống, đồ dùng gia đình như chổi, bàn chải, dao kéo, đồ mặc như áo may sẵn, nón…. Nhìn chung, hàng nhập qua cảng vào Nam Kỳ là hàng chính quốc sản xuất. Chính sự đa dạng của các loại hàng hóa nhập khẩu trên cho thấy phần nào vai trò tiêu thụ hàng hóa của thị trường Nam Kỳ. Trong số hàng nhập khẩu, đồ tiêu dùng và thực phẩm chiếm số lượng rất lớn và rất đa dạng về chủng loại.
150 Lê Huỳnh Hoa (2000), Cảng Sài Gòn và biến đổi kinh tế Nam Kỳ thời Pháp thuộc (1860-1839), Luận án Tiến sĩ, ĐHSP. TP. HCM, tr.71 ĐHSP. TP. HCM, tr.71
131
Bảng 4
Bảng thống kê hoạt động và giá trị hàng hóa nhập khẩu vào Nam Kỳ
qua cảng Sài Gòn 151
Năm Giá trị nhập khẩu Năm Giá trị nhập khẩu 1891 37.613.819 1894 36.695.459 1892 35.546.628 1895 58.546.628 1893 37.088.864 1896 52.019.345 Đơn vị: Phơ – rang. Xem [14, 88].
6.5. Xây dựng hệ thống phịng thủ tuyến biển Đơng Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX XIX
Sau khi chiếm được ba tỉnh Đông Nam Bộ, thực dân tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng ở đây như lập bến cảng, nạo vét đường sông, mở rộng đường bộ, hệ thống thơng tin liên lạc… Tồn quyền Đơng Dương, Paul Doumer, rất chú trọng việc tổ chức phịng ngự tuyến biển Đơng Nam Bộ: “Vì sự cần thiết an tồn cho thành phố Sài Gòn, buộc chúng ta phải tăng cường phòng thủ Cap Saint Jacques như một đồn canh hùng mạnh đứng bên cửa sông dẫn vào thành phố”152. Tại đây thực dân Pháp xây dựng hai cơng trình tiêu biểu là trận địa pháo và ngọn hải đăng.
Thực dân Pháp nhanh chóng xây dựng phòng tuyến quân sự tại Vũng Tàu bằng một hệ thống trận địa pháo quy mô kiên cố, hiện đại nhất lúc bấy ở Đơng Dương nhằm phịng thủ, tấn cơng và kiểm sốt tồn bộ cửa biển miền Đông Nam Bộ và trấn giữ an toàn cho trung tâm nghỉ dưỡng của thực dân Pháp tại Vũng Tàu. Trận địa pháo được bố trí nằm ở độ cao 100m so với mực nước biển, được khởi công năm 1885 và kéo dài trong vịng 15 năm, đến năm 1905 mới hồn thành. Hệ thống trận địa pháo gồm 23 khẩu trọng pháo, mỗi cỗ pháo đều được đặt trong một công sự đào dưới mặt đất hình trịn, có đường kính hơn 10m, liên hệ với nhau bằng hệ thống giao thông hào và hầm trú ẩn. Để xây dựng một trận địa pháo lớn nhất Đông Dương lúc bấy giờ, thực dân Pháp đã bắt người
151 Lê Huỳnh Hoa (2000), Cảng Sài Gòn và biến đổi kinh tế Nam Kỳ thời Pháp thuộc (1860-1839), Luận án Tiến sĩ, ĐHSP. TP. HCM, tr.71 ĐHSP. TP. HCM, tr.71