84 Võ Thanh Bằng (2005), Tín ngưỡng dân gian của người Hoa ở Nam Bộ, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Dân tộc học, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, TP Hồ Chí Minh, tr 41.
95 Xứ-một Nữ thần phổ biến và đặc trưng nhất của tín ngưỡng thờ Mẫu-Nữ Thần của ngườ
Xứ-một Nữ thần phổ biến và đặc trưng nhất của tín ngưỡng thờ Mẫu-Nữ Thần của người Việt, vốn chịu ảnh hưởng từ tín ngưỡng người Chăm.89
Miếu Bà Chúa Xứ (chủ xứ) Phước Tỉnh được xây dựng trên một gò cát cao ấp Phước Hương, ngay bên đường đi vào trung tâm xã. Miếu quay mặt ra sông Cửa Lấp, đối diện với chợ Phước Tỉnh. Trước đây nó chỉ là một ngơi miếu nhỏ. Theo niên hiệu ghi trên tường miếu được lập năm 1804. Năm 1994, miếu được trùng tu và xây dựng lớn như hiện nay. Cấu trúc, chất liệu xây dựng miếu Bà Chúa Xứ khá hiện đại. Ngay trung tâm Chánh điện là tượng và bàn thờ Bà Chúa Xứ.
Lễ hội Bà Chúa Xứ (ở Phước Tỉnh – Bà Rịa-Vũng Tàu) được tổ chức vào ngày 16 tháng 3 âm lịch hằng năm. Ngư dân Phước Tỉnh tổ chức cúng tế Bà Chúa Xứ. Lễ cúng tổ chức trong một ngày, với mục đích cầu an. Về tính chất lễ hội, quy mơ và mức độ ảnh hưởng của lễ hội Bà Chúa Xứ Phước Tỉnh chỉ trong một bộ phận dân cư của xã này.
*
Q trình hình thành và phát triển tín ngưỡng và lễ hội thờ Mẫu - Nữ thần cho thấy khá rõ nhu cầu tâm linh cư dân biển Đông Nam Bộ. Họ thực sự khát khao được thể hiện đời sống ấy thơng qua thiết chế di tích, tổ chức lễ hội, thực hành nghi lễ thường ngày, gửi gắm niềm tin vào những phép lạ qua việc thờ Bà.
Tín ngưỡng và lễ hội thờ Mẫu - Nữ thần của cư dân biển Đông Nam Bộ khởi thủy là tục thờ Bà Thủy với mong muốn cầu xin sự an toàn khi ra khơi vào lộng. Tuy nhiên, cùng với thời gian, các truyền ngôn, cách thực hành nghi lễ, đối tượng hành lễ và nội dung cầu cúng của người dân ngày càng đa dạng, tiệm cận với tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu mà tính linh động và độ dung hợp lớn của nó đang là một ngôi nhà mở ra nhiều cánh cửa để tích hợp tất cả nội dung, thu hút nhiều tầng lớp dân cư cũng như khách thập phương trong nước và ngồi nước.
Tín ngưỡng và lễ hội thờ Mẫu - Nữ thần của cư dân biển Đông Nam Bộ thể hiện sự đan xen, giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa tộc người Việt, Hoa, Khmer, Chăm; vừa có khả năng đáp ứng nhu cầu gửi gắm niềm tin của cư dân biển, vừa có thể dung nạp những biến đổi mau lẹ của nhu cầu tâm linh của họ trước tác động của sự biến đổi kinh tế - xã hội và ảnh hưởng hội nhập quốc tế.