MIỀN ĐƠNG NAM BỘ TRƯỚC THẾ KỶ XX
6.1. Tình hình quản lý và khai thác biển đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ (thế kỷ XVII – XVIII) (thế kỷ XVII – XVIII)
Từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII nhiều sử sách như: Phủ biên tạp lục của Lê Q Đơn94; Đại Nam thực lục chính biên của Quốc sử quán triều Nguyễn95; Đại Nam Nhất thống chí96... có nhiều phần phản ánh hoạt động quản lý và khai thác vùng biển, đảo Đông Nam Bộ.
Theo Lê Quý Đôn, vùng biển đảo ĐôngNam Bộ ngày nay được kéo dài từ Vạn Lý
Trường Sa97 đến Cơn Lơn. Ơng viết: “phía ngồi nữa lại có đảo Đại Trường Sa. Trước
kia có nhiều hải vật và hóa vật của tàu (bị đắm), lập đội Hoàng Sa để đi lấy, đi ba ngày đêm mới đến, là chỗ gần xứ Bắc Hải”98. Chúa Nguyễn cũng tuyển mộ nhân lực để thành lập Đội Bắc Hải: “Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất, hoặc người thơn Tư Chính ở Bình Thuận hoặc ở xã Cảnh Dương ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi, miễn cho tiền sưu cùng các tiền tuần, đò. Cho đi thuyền câu nhỏ ra xứ Bắc Hải, cù lao Cơn Lơn và các đảo ở Hà Tiên tìm lượm vật của tàu đắm và các thứ đồi mồi, hải ba, bào ngư, hải sâm.”99.
Sự kiện trên tiếp tục được ghi lại trong sách Đại Nam thực lục, bộ chính sử quan trọng và lớn nhất của nhà Nguyễn do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, trong phần chính biên đệ nhất kỷ, có ghi: Giáp Tuất, Thế tơng Hiếu Vũ Hồng đế năm thứ 16 (1754): “Buổi quốc sơ đặt đội Hoàng Sa 70 người, lấy dân xã An Vĩnh sung vào, hằng năm, đến tháng 3 thì đi thuyền ra, độ ba đêm ngày thì đến bãi, tìm lượm hóa vật, đến tháng 8 thì về nộp. Lại có đội Bắc Hải, mộ người ở thơn Tứ Chánh thuộc Bình Thuận