111 Đối với Côn Đảo, thế kỷ XIX, là một thế kỷ sôi động trong hoạt động quản lý và Đối với Côn Đảo, thế kỷ XIX, là một thế kỷ sôi động trong hoạt động quản lý và khai thác biển đảo, nổi bật lên trên hết là công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo ở Côn Đảo, kiên quyết đánh bại các thế lực có âm mưu xâm chiếm đảo khoảng nửa đầu thế kỷ XIX. Côn Đảo dưới triều Nguyễn còn được sử dụng để làm nơi phát vãng, lưu đày những tội phạm. Từ 1862 Côn Đảo bị thực dân Pháp chiếm đóng và biến thành địa ngục
trần gian, nơi lưu đày, giam giữ tù nhân. Phong trào đấu tranh của tù nhân Côn Đảo trong các thời kỳ lịch sử như bản anh hùng ca được viết bằng máu, bằng tinh thần quả cảm, ý chí quật cường của các thế hệ Việt Nam dù chịu cảnh “chim lồng cá chậu” vẫn không cúi đầu trước áp bức cường quyền. Côn Đảo đã trở thành tượng đài uy nghi về lòng yêu nước và tinh thần lạc quan cách mạng của bao lớp tù nhân từng có mặt và yên nghỉ vĩnh viễn tại nơi này.
Mặc dù cách xa cách mũi Vũng Tàu 179 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 230 km, cách cửa sông Hậu 83 km, Côn Đảo - hay quần đảo Côn Lôn là một hệ thống gồm 16 hịn đảo - có một vị trí đặc biệt quan trọng, nằm trấn giữ vùng biển phía Nam của Tổ quốc. Trong Gia Định thành thơng chí của Trịnh Hồi Đức, đoạn về Côn Đảo (đảo Côn Lơn) có viết: “Ở giữa biển Đơng, từ cửa cảng Cần Giờ chạy ghe về hướng mặt trời mọc đi xuống phía đơng hai ngày đêm mới đến. Đảo lớn 100 dặm có ruộng núi trồng lúa, bắp, khoai, đậu nhưng không nhiều, thường mua gạo ở Gia Định để bổ túc. Thổ sản là ngựa và trâu, khơng có hùm beo. Dân ở đảo đoàn kết làm binh sĩ gọi là Tiệp nhất đội, Tiệp nhị đội, Tiệp tam đội thuộc đồn Cần Giờ, đều có đủ khí giới để phịng bị qn cướp ở xứ Đồn Bàn vì khơng thể kêu gọi đến chỗ khác được, quân lính ở đây, thường lấy yến sào, đồi mồi, ba ba, quế nắm, ốc tai tượng, theo thời tiết dâng nộp, cịn sinh kế thì nhờ ở hải sản: cá, tơm, quả cau to lớn vỏ hồng, khí vị ngon thơm, thường đến mùa Xuân nhân cau ở Gia Định chưa kết quả mà cau ở đảo đã dùng được, chở vào đổi bán, được giá rất cao”1111. Quốc sử quán triều Nguyễn viết: “Đảo ở giữa biển Đông, từ cửa Cần Giờ ra biển đi về phía Đơng thì hai ngày có thể đến. Từ năm Minh Mệnh thứ 19 về trước [1838] thuộc về trấn Gia Định, từ năm 20 về sau [1839] thuộc tỉnh Vĩnh Long. Trên đảo có ruộng có thể trồng lúa đậu. Thổ sản có trâu ngựa, khơng có hùm beo. Dân cư thì có dân thơn An Hải, biên chế thành đội Thanh Hải, ở đấy giữ đất không được dời đi nơi khác; hàng năm đi lấy yến sào, ốc tai voi, đồi mồi, con vích, dây mây để nộp. Giữa đảo rất nhiều cỏ tốt”112.
111. Trịnh Hoài Đức: Gia Định thành thơng chí, Tu Trai Nguyễn Tạo dịch, Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa xuất bản, Sài Gịn, 1972, Quyển II, Tập thượng, tr.49. xuất bản, Sài Gịn, 1972, Quyển II, Tập thượng, tr.49.
112. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam nhất thống chí, Bản dịch của Viện Sử học, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2006, t.5, tr.153. t.5, tr.153.
112 Côn Đảo nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế nên từ rất sớm Côn Đảo đã được Côn Đảo nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế nên từ rất sớm Côn Đảo đã được nhiều quốc gia chú ý, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển thương mại hàng hải trên biển Đông vào các thế kỷ XVI, XVII, XVIII. Bước sang thế kỷ XIX, với vị trí đặc biệt quan trọng của mình, Cơn Đảo tiếp tục là địa điểm thu hút sự chú ý của các nước trong khu vực và các đế quốc phương Tây nhiều đồn thương thuyền đến thăm dị, khảo sát khai thác tài nguyên – trong số đó những đoàn thuyền mà sử sách triều Nguyễn hay gọi là
giặc biển.
Hơn ai hết vua Gia Long113 – tức là Chúa Nguyễn Ánh – nhận thức rất rõ vị thế trọng yếu của Côn Đảo nên khi thống nhất đất nước nhà vua vẫn duy trì truyền thống bảo vệ chủ quyền các vùng biển và hải đảo được thực hiện tốt từ thời các chúa Nguyễn, kiên quyết đánh dẹp các thế thực có mưu đồ xâm hại đến chủ quyền và an ninh biển đảo của đất nước. Năm 1805, “Giặc biển Chà Và cướp bóc ở ngồi biển, dân Côn Lôn bị hại. Quan canh giữ xin hạ lệnh cho các thuyền công và thuyền tư đều được sửa sang khí giới để phịng bị. Vua y cho”114.
Như vậy, sau khi lên ngôi Gia Long đã “hạ lệnh cho các thuyền công và thuyền tư đều được sửa sang khí giới để phịng bị”, tăng cường hệ thống phòng bị trên đảo nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo và bảo vệ cuộc sống, hoạt động khai thác hải sản của người dân trên vùng biển Côn Đảo.
Sau thời Gia Long, Minh Mệnh lên ngơi tiếp tục kế thừa ý chí và khát vọng bảo vệ chủ quyền biển đảo của vua cha, tăng cường hệ thống quản lý và thực thi chủ quyền ở đảo Côn Đảo. Đây cũng là thời kỳ giặc biển thường xuyên quấy phá hoạt động khai thác của cộng đồng cư dân ven biển phía Nam, tực tiếp đe do chủ quyền biển đảo ở Côn Đảo vào vùng ven biển nước ta. Sách Đại Nam thực lục của Quốc sử quán triều Nguyễn viết:
Năm 1832, trên vùng biển phía Nam “giặc biển Chà Và lén lút nổi lên... cướp bóc bắt người đem đi. Quan Trấn thủ Lê Văn Nghĩa thân đem binh thuyền đuổi bắt. Việc đến tai vua, vua lại sai Trấn thủ Biên Hòa là Phạm Hữu Tâm, thự Trấn thủ Phiên An là Trần Hữu Thăng, đều đem binh thuyền hội tiễu. Giặc liền ra đảo Côn Lơn thuộc Phiên An, đón cướp các thuyền buôn, lại lên bờ đốt nhà, cướp của… Nhân đó vua dụ: Cơn Lơn thủ và Hà Tiên, Phú Quốc thủ đều là những nơi xung yếu, dân ở đơng đúc, thế mà thường có giặc biển ẩn hiện. Liền truyền dụ cho quan thành chọn đất 2 chỗ thủ ấy, xây đặt pháo đài, liệu cấp súng đạn, khí giới, thuyền bè, phái qn đóng giữ. Những cư dân cũng cấp cho