84 Võ Thanh Bằng (2005), Tín ngưỡng dân gian của người Hoa ở Nam Bộ, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Dân tộc học, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, TP Hồ Chí Minh, tr 41.
92trong những cơ sở tín ngưỡng quan trọng của ngư dân Vũng Tàu xưa và nay 87 , là nới tổ
chức lễ hội Nghinh Bà (cúng Bà) quy mô nhất ở vùng ven biển Đông Nam Bộ.
Miễu Ngũ Hành nằm trong khu di tích Đình Thần Thắng Tam và Lăng Ông (hay Dinh Ông), tạo thành một quần thể kiến trúc và lễ hội tập trung,diễn ra gần như quanh năm của thành phố du lịch Vũng Tàu. Miếu Bà Ngũ Hành được tạo lập vào năm Nhâm Thìn (1832), thờ năm bà nữ thần Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ và hai vị hộ quốc là Bà Thiên Y A Na và Thủy Long Thần Nữ, được vua Thiệu Trị, vua Tự Đức ban 6 sắc phong “Thượng Đẳng Thần” vào những năm 1845, 1846 và 1850. Trong chánh điện cịn có bàn Đơng Hiến thờ cậu Tài, cậu Quý; Bàn Tây Hiến thờ bà phi Hồng Hạnh Liễu Thái Xuân Trì; Bàn thờ ơng Quan Thánh, bàn thờ ơng địa, thần tài và 3 bàn thờ Tiền Hiền phía sau chánh điện.
Hàng năm, Miếu Ngũ hành có rất nhiều ngày cúng lễ mang tính nghi thức. Nhưng cúng lễ lớn nhất, thu hút nhiều người tham gia nhất là Lễ hội Nghinh Bà (cúng Bà) kéo dài trong ba ngày, từ 16 đến 18 tháng 10 âm lịch hàng năm.
Thông thường từ 6 giờ sáng ngày 16 tháng 10, người ta tổ chức lễ Nghinh Bà, đám rước gồm có chủ lễ, học trị lễ, dân làng với kiệu, bàn thờ bài trí ngũ sự, trầu cau, hoa quả, rượu, trà, cờ ngũ hàng, chiêng trống, đoàn múa lân… ra miếu Hòn Bà - Bãi Sau Nghinh Bà về miếu Ngũ Hành cúng lễ. Điều đặc biệt của lễ Nghinh Bà Ngũ Hành khác với Nghinh Cô Long Hải hay Nghinh Ơng, đó là đám rước đi bộ trên đất liền, khơng dùng ghe, kể cả khi ra Hịn Bà (nằm cách bờ biển chừng 30 mét, vì vậy người ta chọn khi thủy triều xuống mới ra Nghinh Bà).
Sau khi đám rước sắc và Nghinh Bà về đến miếu, khoảng 8 giờ đến 8 giờ 30 tổ chức nghi thức cúng Tiền hiền Hậu hiền. Nghi thức cúng Tiền hiền Hậu hiền tại miếu Bà cũng giống nghi thức cúng Tiền hiền Hậu hiền tổ chức tại Đình Thần trong dịp lễ Kỳ n và Nghinh Ơng trong dịp lễ hội Nghinh Ông.
Trước khi cúng chính lễ, khoảng 11 giờ tổ chức Bóng rỗi, Chầu mời, với ý nghĩa mời Bà về dự lễ và (múa) dâng mâm vàng mâm bạc cho Bà.
Bên cạnh việc tổ chức hát bội, lễ hội miếu Ngũ Hành thường tổ chức múa lân, rồng, các trò chơi dân gian vui nhộn. Nhưng thường xun nhất, khơng thể thiếu đó là hát bội. Ngay trong buổi chiều của ngày cúng lễ đầu tiên, Ban quý tế đã tổ chức lễ Đại bội và đến khoảng 3 giờ chiều diễn sơ cổ kịch bản. Dân làng Thắng Tam thường gọi là lễ