84 Võ Thanh Bằng (2005), Tín ngưỡng dân gian của người Hoa ở Nam Bộ, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Dân tộc học, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, TP Hồ Chí Minh, tr 41.
89 Mỹ là những vị thần phù trợ cho vượt qua sóng gió trên đường di cư từ miền Nam Trung
Mỹ là những vị thần phù trợ cho vượt qua sóng gió trên đường di cư từ miền Nam Trung Quốc đến Việt Nam.
Thủy Mẫu Nương Nương là thần giếng nước, rạch ao, hồ, sông, biển… là vị thần phù hộ cho họ vượt sông biển, đi tàu, ghe, xuồng an toàn.
Lễ hội thờ Mẫu - Nữ thần biển
Thờ Mẫu - Nữ Thần là thờ các bà mẹ, các phụ nữ linh thiêng của cộng đồng, vốn khá đặc trưng và phổ biến trong sinh hoạt tín ngưỡng của nhiều tộc người. Các nhà nghiên cứu cho rằng tín ngưỡng này có nguồn gốc sâu xa từ các tàn dư của xã hội nguyên thủy. Tín ngưỡng thờ Mẫu - Nữ thần của người Việt vừa mang màu sắc tín ngưỡng nguyên thủy (từng trải qua chế độ mẫu hệ, sống bằng nghề săn bắt, trồng lúa nước) theo thuyết vạn vật hữu linh, vừa kết hợp với thờ cúng tổ tiên (mẹ Âu Cơ), vừa ảnh hưởng bởi các tín ngưỡng dân gian kết hợp với tơn giáo (Quan Thế Âm, Tam Phủ, Tứ Phủ, Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Cửu Thiên Huyền Nữ, Ngũ Hành…). Và, với vùng đất Đơng Nam Bộ tín ngưỡng ấy cịn được phát triển phong phú hơn do tích hợp, “chồng xếp lên nhau” và quan trọng hơn là do tiếp thu các Mẫu - Nữ thần của các dân tộc cư trú trên nhiều địa bàn khác nhau trong quá trình nam tiến, như Linh Sơn Thánh Mẫu, Thiên Y A Na, Bà Chúa Xứ, Thiên Hậu Thánh Mẫu… Điện thờ các nữ thần ở các địa phương Đơng Nam Bộ có hai dạng: Dạng thứ nhất, lập miễu thờ riêng, với tên gọi vị thần cụ thể (miễu Bà Ngũ Hành, miễu Bà Chúa Xứ, miễu Bà thiên Hậu), hoặc chỉ có tên gọi chung là Miễu Bà. Dạng thứ hai, các vị thần được phối tự chung cùng với các vị thần khác trong đình, đền, miễu, chùa, lăng thờ cá Ơng…
Tín ngưỡng thờ Mẫu - Nữ Thần, một mặt phát triển do sự chi phối bởi các sắc phong của triều đình phong kiến; mặt khác, và là động lực chính, đã phản ảnh đúng tâm tư, nét đẹp tâm hồn người Việt - Mẫu là nguồn gốc, là sự sáng tạo ra tất thảy.85
Lễ hội thờ Mẫu - Nữ thần biển Đông Nam Bộ được diễn ra ở các cơ sở thờ Mẫu - Nữ thần khá quy mô, đáp ứng nhu cầu tinh thần, tâm linh của cư dân vùng biển đảo Đông Nam Bộ và những cư dân các vùng miền khác. Ở đây chúng tơi chỉ trình bày một số lễ hội tiêu biểu: Lễ hội Nghinh Cô ở Long Hải, lễ hội cúng Bà - Nghinh Bà ở Thắng Tam – Vũng Tàu, Lễ hội Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu ở Phước Hải, Lễ hội Bà Chúa Xứ (Phước Tỉnh).
90
Lễ hội Nghinh Cô ở Long Hải, được tổ chức tại Dinh Cô Long Hải, nằm sát ngay
bên bãi biển Long Hải. Có thể nói đây là vị trí đẹp nhất của thị trấn Long Hải. Một vị trí sơn thủy hữu tình. Tương truyền ngày trước, nơi thờ cô chỉ là một ngôi miếu nhỏ bằng cây lá, sát bờ biển. Về sau do bị thủy triều xâm thực nên dân làng đã dời lên chân núi Thùy Vân. Qua nhiều lần tu sửa, xây dựng Điện Cô được xây dựng trên triền núi Thùy Vân (tức là vị trí hiện nay). Di tích Dinh Cơ đã được Bộ Văn hóa - Thơng tin ra Quyết định số 65/VHQĐ ngày 16-1-1995 công nhận là di tích văn hóa - lịch sử.
Có rất nhiều truyền thuyết khác nhau về Cơ, mặc dù những cách giải thích có khác nhau, nhưng nét chung đáng lưu ý đó là: cơ là trinh nữ, chết oan, có mồ mả, địa điểm được xác định khá rõ ràng. Truyền thuyết dân gian cũng nói rõ lý do nhân dân thờ phụng, cúng bái hàng năm chính là vì sự hiển linh của Cơ. Ngồi chính điện, ngư dân còn lập bàn thờ Cửu Thiên Huyền Nữ, Chúa Ngọc Nương Nương, Chư Vị, Bà Mẹ Sanh, Chủ Tịch Hồ Chí Minh và miếu thờ Hỏa Tinh Thánh Mẫu, Quan Thánh Đế Quân, Quan Thế Âm Bồ Tát.86
Hàng năm, Dinh Cơ có rất nhiều ngày cúng lễ: Tết Nguyên đán, Tam Nguyên, Đoan Ngọ, nhưng lớn nhất, có ảnh hưởng sâu sắc và rộng rãi nhất là lễ hội Nghinh Cô hay ngày Vía, ngày giỗ Cơ.
Lễ hội Nghinh Cơ diễn ra trong ba ngày, mồng 10, 11 và 12 tháng 2 âm lịch. Ngư dân địa phương gọi là ngày “Lệ” (hay “Lệ Cơ”). Trước đó nhiều ngày, người ta đã tính tốn sao cho chuyến đi biển phải về kịp đúng ngày diễn ra lễ hội. Tất cả mọi công việc đều được gác lại, tất cả dường như chỉ chuẩn bị cho ngày cúng Cô. Từ 6 giờ sáng ngày 10-2, Ban Quý tế và ngư dân tề tựu về Dinh Cô chuẩn bị cho lễ Nghinh Cô. 7 giờ Ban quý tế tiến hành Thỉnh Long vị Bà Lớn (Bà Thủy) và ông Nam hải về Dinh. Đám rước được chuẩn bị một cách công phu với sự tham gia của Ban Q tế. Đám rước có học trị lễ, ban nhạc, bạn chèo-12 người, trang phục áo đỏ, nạp vàng, nón lá vàng, tay cầm chèo, long đình (hai ngơi, một ngơi Nghinh Bà Lớn, một ngơi nghinh cá Ơng) cờ ngũ hành… 9 giờ (Nghi) cúng Tiền hiền Hậu hiền. 10 giờ tụng niệm cầu quốc thái dân an.
Bước sang ngày thứ hai, 11 tháng 2: 8 giờ sáng tổ chức hội thi chèo thúng và bơi lội. 21 giờ tối cúng Tiên thường. Điều đặc biệt là tăng ni tổ chức lễ tụng kinh cầu an. Trước đó, từ 4 giờ chiều, hàng trăm thuyền ghe của các làng cá Long Hải, Phước Hải, Phước Tỉnh, Vũng Tàu và một số thuyền ghe từ miền Trung vào, được kết cờ hoa lộng lẫy tề tựu về neo đậu và hướng mũi vào trước Dinh Cô thực hiện nghi thức “chầu Cô”.