101 Thạnh; nhưng Lý Nhơn là xã có diện tích muối lớn nhất (830ha) – tương đương với diện Thạnh; nhưng Lý Nhơn là xã có diện tích muối lớn nhất (830ha) – tương đương với diện tích ruộng muối của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Nghề muối thường lệ thuộc vào thời tiết, khi trời ít mưa, nắng nhiều thì diêm dân trúng mùa. Giá muối cũng lên xuống theo thời vụ, khiến đời sống diêm dân luôn bấp bênh. Cơ sở hạ tầng các làng nghề làm muối ở Đông Nam Bộ chưa được đầu tư đúng mức, hệ thống kênh mương dẫn nước vào ruộng chủ yếu là tận dụng dòng nước dọc bờ bao, cao trình mặt ruộng thấp, khơng có đê bảo vệ khi nước sông lên cao; hệ thống kho dự trữ tạm bợ, hao hụt nhiều, khơng bảo đảm an tồn khi mưa bão... Do đó đời sống của cộng đồng diêm dân ở các làng nghề làm muối ở Đơng Nam Bộ nhìn chung là cơ cực. Những người sống bằng nghề muối đủ ăn, đủ mặc ở những làng này chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Những năm gần đây, khi nghề muối lao đao, con tơm sú lên ngơi, diêm dân nóng ruột phá ruộng muối chuyển sang làm đìa. Tơm rớt giá, dịch bệnh, họ lại phá đìa quay về làm muối.
5.3.3. Làng chiếu
Tại xã Tam Thôn Hiệp – Cần Giờ, có làng dệt chiếu truyền thống từ lâu đời. Những gian nhà rộng thoáng chứa nhiên liệu sợi cói khơ, đã được nhuộm màu. Vùng nguyên liệu vốn khá rộng, cây cói được trồng trên những cánh đồng tại xã. Dân trong làng, đa phần là phụ nữ và trẻ em đều biết đan chiếu, tay nghề càng cao từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Làng chiếu ở Cần Giờ được hình thành từ thế kỷ XVII – XVIII. Lúc bấy giờ cùng với đánh bắt hải sản, khai khẩn đất trồng lúa, lúc nông nhàn, người dân dệt chiếu lác dựa trên nguồn nguyên liệu dồi dào sẵn có nơi đây là cây lác. Sản phẩm làm ra phục vụ chính nhu cầu của cộng đồng, sau là trao đổi và trở thành một nghề truyền thống của bà con.
Nguyên liệu dệt chiếu truyền thống ở Cần Giờ là lác. Cây lác là nguồn nguyên liệu chính gồm hai loại lác hoang và lác trồng. Với sự phát triển của nghề, năng suất và chất lượng lác hoang không đáp ứng được yêu cầu nên lác hoang đã dần mất đi. Thay vào đó, người dân trồng lác để đáp ứng nguồn nguyên liệu.
Lác sau khi thu hoạch được chẻ và phơi. Để chuẩn bị cho việc dệt chiếu, người làm nghề phải chuẩn bị sợi trân, được xe bằng tay, bằng máy hoặc mua sợi trân thành phẩm. Cơng cụ dệt chính là chiếc khung dệt, gồm 6 bộ phận liên kết với nhau bằng những đường trân: cọc nêm (còn gọi là trụ đứng hay nọc) liên kết với đòn ngang để mắc sợi dọc vào; đòn ngang (còn gọi là đò giàn, miền Bắc gọi là suốt ngang hay địn ém, có nơi gọi là địn néo) để căng sợi dọc (sợi trân) nối từ đòn ngang bên này luồn qua khung
102 dạo với đòn ngang bên kia; đòn kê (ngựa) được đặt cố định để nâng sợi dọc và khung dạo với đòn ngang bên kia; đòn kê (ngựa) được đặt cố định để nâng sợi dọc và khung dạo không chạm đất; khung dạo (lược go) là bộ phận quan trọng nhất của chiếc khung dệt để thực hiện kỹ thuật dệt chiếu: tạo mặt sợi dọc và chia đôi sợi dọc khi khung dạo ở tư thế sấp, ngửa để thực hiện động tác kỹ thuật đưa sợi ngang vào (chuồi sợi lác) và nêm chặt sợi ngang; cây chuồi sợi (miền Bắc gọi là văng que, cây văng hay que chao công cụ quan trọng chỉ sau chiếc khung dạo, là một chiếc thoi để chuồi (lao) sợi lác; ghế cho người dệt ngồi. Ngồi ra cịn có dụng cụ xơ dầu, làm bằng sợi đay trông tựa như cái chổi nhỏ. Xơ dầu dùng để quét dầu lên sợi đay để khi dệt được trơn, dễ dệt và tránh đứt sợi đay.
Trước khi dệt, người thợ dệt phải rũ lác, đảo lác và mắc sợi đay (sợi dọc, sợi trân) tạo thành mặt sợi dọc trên khung dệt. Khi dệt chiếu cần có hai người: một người ngồi dệt dập khung dạo, một người chuồi sợi ngồi bên cạnh. Đây là quy trình dệt cơ bản đối với chiếu thơng thường. Với từng loại chiếu khác nhau, có những nguyên tắc kỹ thuật, cách thức chuẩn bị nguyên liệu đặc trưng khác nhau.
Kỹ thuật dệt chiếu gồm dệt chiếu trơn và dệt chiếu hoa (bông). Dệt chiếu trơn chỉ dùng sợi lác trắng, người chuồi sợi thực hiện việc chuồi sợi đan xen theo tuần tự một sợi gốc, một sợi ngọn đảo chiều nhau, bẻ bìa gốc, cứ thế cho đến khi hồn thành sản phẩm. Trong nhóm chiếu trơn, chiếu Bắc có chất lượng cao, dày, bền, đẹp hơn chiếu trơn thông thường với nguyên liệu tốt và kỹ thuật dệt công phu hơn.
Dệt chiếu hoa gồm hai loại: in hoa và dệt hoa. In hoa là phương pháp tạo hoa văn trên chiếu trơn thành phẩm bằng khuôn in, bàn chải lông (hoặc cọ sơn), ván, phảng, giường với các đề tài khác nhau theo nhu cầu của khách hàng. Chiếu sau khi in, màu thuốc in khơ thì hấp chiếu bằng hơi nước để màu ăn chặt vào sợi lác. Dụng cụ để hấp chiếu trước đây bằng thùng phuy, nay việc in chiếu hoa ở Bến Lức và Cần Đước được chun mơn hóa, do các cơ sở in với số lượng lớn trong buồng hấp.
Tạo hoa văn bằng kỹ thuật dệt với sợi lác đã được nhuộm màu đòi hỏi kỹ thuật cao hơn. Về hình thức và chất lượng, dệt hoa đẹp hơn dệt thường và bền màu hơn chiếu in hoa. Phẩm màu được pha với nước đun sôi, lọc bỏ cặn rồi nhúng sợi lác cho thấm đều khoảng 10 phút, đem phơi nắng khoảng 01 ngày. Thông thường, sợi lác được nhuộm các màu xanh, đỏ, vàng và tím. Ngồi dệt chiếu hoa cơ bản là dệt đan xen giữa sợi cói màu và sợi trắng theo mẫu cịn có kỹ thuật dệt các loại chiếu hoa khác nhau như: chiếu phệt, chiếu sọc, chiếu hột mè...
103 Chiếu phệt là loại chiếu hoa văn được dệt ở chính giữa bằng cách chuồi xen kẽ sợi Chiếu phệt là loại chiếu hoa văn được dệt ở chính giữa bằng cách chuồi xen kẽ sợi lác màu và trắng theo trình tự: hai đầu lá chiếu dệt sợi trắng 0.50cm, xong dệt ba (hoặc hai) màu phối hợp xen kẽ có độ dài 0,30cm (gọi là con lươn), dệt trắng tiếp dài 10cm, dệt bốn (hoặc ba) màu xen kẽ có độ dài là 10cm và đổi thứ tự màu ba lần tổng cộng có độ dài là 30cm (gọi là dí); giữa chiếu, bắt đầu từ dí dệt trắng 0,50cm dệt tổ hợp bốn màu (hoặc ba) phối hợp xen kẽ có độ dài 20cm và đổi thứ tự màu bốn lần tạo ra độ dài từ 1m đến 1,1m ở giữa thân chiếu thì gặp lại đầu dí bên kia, đoạn này gọi là phệt.
Chiếu sọc Miên là loại chiếu dệt tạo thành các đường sọc ở giữa chiếu. Người dệt cũng dùng sợi lác màu và sợi trắng dệt hai đầu chiếu như cách dệt chiếu phệt, ở giữa chiếu dệt tổ hợp xen kẽ hai màu gồm 6 đoạn, mỗi đoạn dài 10cm.
Chiếu hột mè hai đầu dệt như các loại chiếu trên, giữa chỉ dệt hai màu trắng, đỏ (hoặc xanh, đỏ) bằng cách chuồi một gốc một ngọn theo thứ tự trắng đỏ, cứ thế cho đến gặp đầu dí bên kia.
Dệt chiếu lảy là phương pháp dệt hoa, trong đó nghệ nhân dùng kỹ thuật lảy để thể hiện các đề tài, hoa văn. Khi dệt chiếu lảy, vai trò quyết định thuộc về người dập khung, là người vừa nắm thiết kế, mẫu mã, vừa trực tiếp thực hiện các động tác kỹ thuật (nhấn, đè, cắt, nối trân) để tạo hình; người chuồi đóng vai trị hỗ trợ. Về phương pháp: với người chuồi sợi, khi chuồi những sợi lác màu để tạo hình thì theo nguyên tắc, một gốc, một ngọn, bẻ bìa gốc; với người dệt, sau động tác dập khung sẽ dùng hai tay đè trân, cắt, nối trân ở những vị trí nào đó tạo ra khe hở để người chuồi theo đó làm động tác phăng sợi. Về nguyên lý, cần sợi lác màu nổi lên thì đè trân, che khuất thì nâng trân; có ba mơ típ lảy là: lảy hình, lảy chữ và lảy hoa văn.
Những năm qua, do sự phát triển của nghề ni tơm sú, có hiệu quả kinh tế cao, đất trồng lác ngày càng bị thu hẹp và những “bàn tay vàng” của người thợ dệt chiếu năm xưa cũng từng bước chuyển sang nuôi tôm. Tuy vậy, nhiều hộ gia đình vẫn giữ nghề truyền thống này để cho làng chiếu luôn là một điểm cổ truyền mang nhiều ý nghĩa bảo tồn giữa nền kinh tế thị trường…
*
Vùng biển đảo Đơng Nam Bộ có nguồn lợi thủy hải sản rất phong phú và đa dạng, là một trong những ngư trường trọng điểm của cả nước, cho nên các nghề truyền thống của cư dân biển ở đây được gìn giữ và phát triển qua hàng trăm năm trong lịch sử.
104 Làng nghề truyền thống của cư dân biển Đơng Nam Bộ được hình thành từ lâu Làng nghề truyền thống của cư dân biển Đơng Nam Bộ được hình thành từ lâu đời.93 Hầu hết các làng nghề truyền thống ở đây đều tập trung vào việc phục vụ cho hai lĩnh vực chủ yếu là khai thác và chế biến hải sản. Trong khai thác có các ngành nghề: đánh bắt (đánh bắt khơi, lộng), vận tải, đan lưới, đóng ghe – thuyền, chế tác ngư cụ… Chế biến thủy hải sản có các ngành nghề: làm muối, làm mắm (với hàng chục loại mắm khác nhau), đóng thùng (làm mắm)…
Quá trình hình thành và phát triển làng nghề truyền thống của cư dân biển Đông Nam Bộ gắn liền với các hoạt động sản xuất ra các loại sản phẩm khác nhau phục vụ cho hoạt động khai thác, và chế biến thủy hải sản của cộng đồng cư dân biển. Trước đây, các làng nghề truyền thống của cư dân biển Đông Nam Bộ là nơi những người cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển công ăn việc làm, cũng được coi là một đơn vị hành chính cổ xưa. Cơ sở vững chắc của các làng nghề truyền thống của cư dân biển Đông Nam Bộ là vừa sản xuất, phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc, vừa thể hiện những bản sắc độc đáo (mang tính cá biệt) của địa phương, đồng thời chứa đựng tình cảm, lịng u thiên nhiên đất nước qua bàn tay tài hoa của con người ở đây.
Các làng nghề truyền thống của cư dân biển Đông Nam Bộ thường gắn với một vùng sinh thái nhất định. Trên cơ sở đó, mỗi làng nghề truyền thống đã trở thành một mơi trường văn hóa, kinh tế - xã hội và kỹ thuật truyền thống lâu đời; là nơi bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật, kỹ thuật sản xuất từ đời này sang đời khác đúc kết ở những nghệ nhân tài hoa. Bên trong các làng nghề thường chứa đựng những nét văn hóa thuần Việt với khơng gian văn hóa biển. Làng nghề truyền thống ở Đơng Bộ khơng chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn là tài nguyên nhân văn quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.