84 Võ Thanh Bằng (2005), Tín ngưỡng dân gian của người Hoa ở Nam Bộ, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Dân tộc học, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, TP Hồ Chí Minh, tr 41.
91 Đêm xuống đèn trên ghe chiếu sáng một góc trời Ngư dân tin rằng khi thuyền của họ về
Đêm xuống đèn trên ghe chiếu sáng một góc trời. Ngư dân tin rằng khi thuyền của họ về chầu Cơ, nếu trang trí đẹp cũng có nghĩa là bày tỏ lịng thành kính chân thành nhất đối với Cơ, được Cô phù hộ, giúp đỡ cho thuyền ghe được nhiều tôm cá. Từ quan niệm ấy cho nên tất cả các thuyền ghe đều thi đua trang trí thuyền ghe của mình sao cho đẹp nhất, tạo nên một vùng biển với hàng trăm chiếc ghe trang trí đủ sắc màu.
Ngày 12 tháng 2: Chánh giỗ. Từ 7 giờ sáng ngư dân tổ chức lễ Nghinh Cơ (ngồi biển) về Dinh - nhập điện. Nghi thức Nghinh Cô được thực hiện tương tự nghi thức Nghinh Ông Nam hải Đại tướng quân. Ghe Nghinh Cô được chuẩn bị kỹ lưỡng, trang hoàng rực rỡ. Đồn ghe Nghinh Cơ gồm hàng trăm chiếc, trong đó có hai ghe chính, 6 ghe hộ tống. Hai ghe chính có bày bài vị, hương án, cúng phẩm. Chủ tế, ban nhạc, 12 lễ sinh và 12 bạn chèo cùng ở trên ghe này. Đúng 7 giờ đồn ghe Nghinh Cơ bắt đầu khởi hành, tiến thẳng ra khơi. Khi đoàn ghe cách bờ hơn chừng 1 km, chủ tế ra lệnh đoàn ghe dừng lại, bắt đầu cho việc cúng lễ. Chủ lễ niệm hương, ban nhạc lễ và lễ sinh xướng. Sau khi lễ niệm hương xong, đoàn ghe diễu hành một vòng lớn trên biển, đi qua miếu Bà Thủy Long rồi trở về bãi biển phía tây, cách Dinh Cơ chừng trăm mét. Trên bờ hai “Bóng chàng” và 10 thanh niện cầm cờ ngũ hành đứng thành hai hàng đối xứng nhau để rước bài vị, hương án Nghinh Cô về an vị tại Dinh.
Khoảng 9 giờ tổ chức (Nghi) đại lễ cúng Bà Cơ. Lễ vật chính gồm heo quay cúng Bà Thủy Long, heo toàn sinh (thịt heo sống để nguyên con) cúng Ông Nam hải và các thức ăn chay cúng Bà Cô. Từ 3 giờ chiều đến quá nửa đêm tổ chức hát Bóng rỗi, Múa bơng (mâm ngũ sắc, mâm vàng, mâm bạc). Chầu mời, diễn xướng dân gian hát Chặp địa nàng.
Trong những ngày diễn ra lễ hội Nghinh Cô, Ban quý tế mời các đoàn hát về diễn tuồng, hát bội. Các vở diễn cũng có nội dung tương tự các vở diễn trong lễ Nghinh Ơng, có khi cùng một kịch bản. Ngồi ra, người ta cịn tổ chức múa lên sư rồng và các trò chơi dân gian khác như thi bắt cá, bắt lươn và các môn thi đua thuyền, đua thúng… Các trị chơi dân gian, đặc biệt mơn đua thuyền, đua thúng thường thu hút đông đảo thanh niên ngư dân trong làng tham gia. Đây là một trò chơi thu hút rất nhiều người cổ vũ nên thường diễn ra rất hào hứng và sôi nổi, làm cho lễ hội thêm phần náo nhiệt và hấp dẫn…
Lễ hội Nghinh Bà (cúng Bà) ở Thắng Tam – Vũng Tàu
Ở Bà Rịa - Vũng Tàu, ngoài làng Thắng Tam xưa của thành phố Vũng Tàu, một số nơi khác cũng có lập đền thờ Ngũ Hành, tuy nhiên khơng quy mô (kể cả kiến trúc lẫn việc cúng lễ) và không thu hút đông người tham dự. Miễu Ngũ Hành Vũng Tàu là một
92 trong những cơ sở tín ngưỡng quan trọng của ngư dân Vũng Tàu xưa và nay87, là nới tổ