84 Võ Thanh Bằng (2005), Tín ngưỡng dân gian của người Hoa ở Nam Bộ, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Dân tộc học, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, TP Hồ Chí Minh, tr 41.
94 Thiên Hậu Thánh Mẫu, Bà Chúa Xứ, (năm) Bà Ngũ Hành, Phật Bà Quan Âm Dân địa
Thiên Hậu Thánh Mẫu, Bà Chúa Xứ, (năm) Bà Ngũ Hành, Phật Bà Quan Âm. Dân địa phương gọi là thờ 10 ban.Ngay phía trước đền thờ, bên ngồi là tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu.
Hàng năm, vào ngày 22 và 23 tháng 3 âm lịch dân làng Phước Hải tổ chức cúng lễ; ngày 23-3 là Chánh lễ.
Tiếp sau cúng lễ là phần hội, chủ yếu là diễn tuồng, hò Quảng, các vở diễn Tơn sối, Phàn Lê Huê… diễn ra suốt tối ngày 23-3. Lễ vật dâng cúng chỉ toàn đồ chay, không cúng đồ mặn. Nghi thức hành lễ qua các bước tương tự lễ Nghinh Ơng, cũng có chánh bái, bồi bái, đọc văn tế, học trị lễ (mặc áo trắng, khơng phải màu đỏ).
Lễ hội Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu Phước Hải không tổ chức dài ngày, không quy mơ như lễ Nghinh Ơng, nhưng thu hút khơng chỉ riêng ngư dân Phước Hải mà cịn cả ngư dân các xã xung quanh. Ngày thường, nhiều gia đình ngư dân cũng đến đây cầu cúng. Mong Bà cho hưởng bình an khi đi biển.
Lễ hội Bà Chúa Xứ (ở Phước Tỉnh – Bà Rịa-Vũng Tàu)
Tục thờ Bà Chúa Xứ vốn là tín ngưỡng lâu đời của người Chăm. Theo người Chăm, Bà Chúa Xứ là hình mẫu kết hợp giữa nữ thần U Ma vợ của Siva (một trong ba vị thần quan trọng nhất của đạo Bà la môn: thần Brahma = thần sáng tạo, thần Visnu = bảo tồn và thần Siva = hủy diệt) với Pô Inư Nagar hoặc Pô nư gar (theo quan niệm của người Chăm đấy là Mẹ của Xứ sở = Quốc Mẫu). Người Chăm quan niệm rằng “Mẹ xứ sở” đã dạy họ biết trồng trọt, dệt vải, tri thức và đạo lý.88
Khi người Việt mở đất mở nước xuống phương Nam, giao tiếp với văn hóa Chăm, họ đã tơn thờ Bà mẹ xứ sở trên đất mới nhưng theo một quan niệm khác. Nữ thần U Ma trở thành Ngung Ma Nương mà theo người Việt Bà là “Tiên chủ” của mảnh đất mới mà họ vừa tới lập nghiệp. Cịn Pơ Inư Nagar trở thành Thiên Y A Na. Thiên Y A Na lại tiếp tục hóa thân thành Bà Chúa Tiên (Chúa Tiên Nương Nương), Bà Chúa Ngọc (Chúa Ngọc Nương Nương) là những vị thần hộ mạng cho phái nữ. Bà Chúa Tiên hoặc Bà Chúa Ngọc có hai người con là Cậu Tài và Cậu Quý là những vị thần bảo hộ cho vùng sông nước. Những người dân sống gần vùng sông nước, buôn bán bằng đường thủy lại đồng hóa Pơ Nưgar với Thủy Long Thánh Phi, tức một Nữ Thần sông nước. Hai người con của bà là “Cậu” và “Bà Cậu” là những vị thần cai quản các hải đảo hoặc cù lao ven sơng ven biển. Tổng hợp các “Mẫu” nói trên Pơ Inư và Nagar dần dần trở thành Bà Chúa