Chúa Nguyễn Ánh người từng tị nạn đặt tên 3 làng và xác lập đơn vị hành chính đầu tiên ở Cơn Đảo năm 1773.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ HẠ TẦNG KINH TẾ XÃ HỘI BIỂN ĐẢO VIỆT NAM Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ (Trang 54 - 56)

114. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Sử học, Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2004, t.1, tr.634. Hà Nội, 2004, t.1, tr.634.

113 khí giới để cùng phịng giữ. Lại chuyển sức cho 5 trấn trong thành hạt, ra lệnh cho các khí giới để cùng phịng giữ. Lại chuyển sức cho 5 trấn trong thành hạt, ra lệnh cho các làng sở tại ven biển đều sẵn sàng thuyền bè khí giới, nếu thấy thuyền giặc đến gần bờ, tức thì cùng nhau tiếp ứng góp sức đánh bắt”115.

Đoạn dụ nêu trên của vua Minh Mạng thể hiện sự đánh giá của triều đình đối với tình hình bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước nói chung, ở Vũng Tàu – Cơn Đảo nói riêng trong những năm đầu thế kỷ XIX, thời kỳ hưng thịnh nhất của vương triều Nguyễn. Trên vùng biển đảo phía Nam kéo dài từ Vũng Tàu đến Côn Đảo, Hà Tiên, Phú Quốc trong thời kỳ này giặc biển thường xuyên hồnh hành, cướp phá, bắt cóc. “lên bờ đốt nhà, cướp của”. Mặc dù, triều đình ln tăng cường phịng bị “xây đặt pháo đài, liệu cấp súng đạn, khí giới, thuyền bè, phái quân đóng giữ”, “ra lệnh cho các làng sở tại ven biển đều sẵn sàng thuyền bè khí giới, nếu thấy thuyền giặc đến gần bờ, tức thì cùng nhau tiếp ứng góp sức đánh bắt” nhưng vẫn chưa ngăn chặn được một cách triệt để nạn giặc biển đang trực tiếp đe dọa cuộc sống và hoạt động đánh bắt, khai thác hải sản của cộng đồng dân cư biển đảo khu vực này; nghiêm trọng hơn cả là uy hiếp sự toàn vẹn lãnh thổ, đe dọa công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước trong thời kỳ này. Do đó, bước sang năm 1833 triều đình đã có những củng cố hoạt động quản lý, bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng cánh gia tăng sự kiểm soát các tàu thuyền đi qua vùng biển đảo, tăng cường quân số cho Côn Đảo, củng cố bộ máy hành chính. Những biện pháp này nhằm tăng cường khả năng chiến đấu và phòng thủ bảo vệ chủ quyền biển đảo. Quốc sử quán triều Nguyễn ghi lại những giải pháp này thông qua việc vua Minh Mạng chuẩn y lời tâu của Tổng đốc An - Biên Nguyễn Văn Quế: “Các tấn sở, thủ sở thuộc tỉnh, số quân quá ít mà danh hiệu để gọi lại rất phức tạp. Vậy xin đổi định: trong đó có 2 tấn sở và thủ sở là Cần Giờ và Côn Lôn, số quân nhiều hơn mà việc xét hỏi thuyền tàu, canh phòng bờ biển đều là những việc trọng yếu, vậy ba thuyền Bình nhất, Bình nhị, Bình tam thuộc đội Bình hải, ở tấn sở Cần Giờ, xin đổi là đội Phiến hải. Ba thuyền Tiệp nhất, Tiệp nhị, Tiệp tam thuộc đội Tân Hiệp ở thủ sở Côn Lôn xin đổi làm đội An Hải. Mỗi đội đặt một Chánh đội trưởng suất đội, theo viên sử ngự sai phái... Vua chuẩn y lời tâu”2.

Năm 1836, triều đình cho xây dựng một khu đồn trú và một pháo đài khá kiên cố ở Côn Đảo. Sách Đại Nam thực lục viết về đồn bảo đó như sau: “Bốn mặt đồn bảo đều dài 12 trượng, cao 5 thước, chân rộng 6 thước 3 tấc. Đằng trước và đằng sau đều mở một cửa. Pháo đài xây ở phía Nam đồn bảo. Sai quản tỉnh vát lính và thuê dân tất cả 500 người để làm việc”. Một năm sau, tức năm 1837, triều đình cho sắp đặt lại quân hiệu,

115, 2. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Sử học, Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2004, t.3, tr.384, 501. dục, Hà Nội, 2004, t.3, tr.384, 501.

114 “Qn đóng ở Cơn Lơn thuộc Gia Định 6 người, trước gọi là đồn An Hải, nay đổi làm “Qn đóng ở Cơn Lôn thuộc Gia Định 6 người, trước gọi là đồn An Hải, nay đổi làm quân đồn Côn Lôn”116. Đồn và pháo đài xây xong, vua Minh Mạng còn chuẩn y cho lời tâu của Bộ Binh, đưa quân ra Côn Đảo vừa làm nhiệm vụ canh gác, tuần tra, vừa để khai khẩn đất hoang và sản xuất lương thực: “phái một xuất đội và 50 lính thuộc tỉnh, cấp cho thuyền và khí giới đến đóng giữ, mỗi năm thay phiên một lần. Tiền và lương thì dự trữ đủ chi dùng trong một năm”. Đó là một chính sách “nhất cử lưỡng tiện” vì nơi đây cịn có nhiều đất hoang, có thể khai hoang để trồng trọt trong những lúc rảnh rỗi việc quân - vẫn theo lời tâu - “Như thế, có lính để phịng thủ, có ruộng để cày cấy, giặc biển không dám lại đến, thuyền buôn ngày một đông nhiều, sau vài năm tất thành một nơi vui vẻ, mà việc phòng giữ mặt biển sẽ bền vững được”117.

Năm 1839, triều đình cho sắp xếp, củng cố lại tổ chức bộ máy hành chánh ở Côn Đảo. Trong đó, chủ trương chuyển Cơn Đảo về trực thuộc sự quản lý của tỉnh Vĩnh Long. Quốc sử quán triều Nguyễn đã lý giải rõ sự kiện này: “đảo Côn Lôn cách Gia Định xa mà đến Vĩnh Long thì gần, nghĩ nên cho đổi thuộc về tỉnh này cho tiện…”. Từ đó “cho binh, dân, đài, bảo ở Côn Lôn lệ thuộc về quản hạt Vĩnh Long”118. Như vậy, trước năm 1839, Côn Đảo thuộc về trấn Gia Định, từ năm 1839 trở đi, Côn Đảo thuộc về tỉnh Vĩnh Long quản hạt.

Bước sang năm 1840, triều đình tiếp tục ban hành chính sách phịng thủ tại những nơi xung yếu, trong đó có Cơn Đảo để bảo vệ chủ quyền biển đảo: “Kể ra, biết tự trị thì mạnh, có phịng bị thì khơng lo. Nay cửa biển Đà Nẵng ở Quảng Nam, đã đặt thêm pháo đài phòng Hải; cửa biển Thị Nại ở Bình Định lại mới xây pháo đài Hổ Cơ, để giữ chỗ hiểm yếu; cịn đảo Cơn Lơn ở Vĩnh Long, đảo Phú Quốc ở Hà Tiên, đều có đặt đồn bảo chia phái lính thú tuần phịng, để răn ngừa sự bất trắc. Như thế, ta ngăn giữ bờ biển đã có cái thế, làm cho kẻ xấu đáng sợ mà không thể xâm phạm được. Việc võ bị mà chỉnh đốn, thì người ngồi trơng thấy cũng tiêu tan lịng tà. Khơng chỉ người Tây dương cách trở xa xôi, không dám nhằm thẳng vào nước ta, mà nước mạnh láng giềng tiếp giáp cõi đất, cũng khơng dám manh tâm dịm ngó nữa”119.

Chính sách bảo vệ chủ quyền biển đảo trong thời kỳ này của triều Nguyễn trước hết là khẳng định sự tự trị. Tự trị là tự mình giải quyết tất cả mọi hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo, từ việc đề ra chính sách đến xây dựng, tổ chức lực lượng để thực thi chủ

116. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Sử học, Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2004, t.5, tr.538. Hà Nội, 2004, t.5, tr.538.

117. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, Chính biên, Sdđ, 2007, t.4, tr.872 - 873.

118. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, Chính biên, Sđd, 2007, t.5, tr.538.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ HẠ TẦNG KINH TẾ XÃ HỘI BIỂN ĐẢO VIỆT NAM Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)