Quản lý nhà nước về sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 25 - 30)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Quản lý nhà nước về sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ

1.3.1. Khái niệm quản lý nhà nước về sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ.

Sự phát triển của sản xuất hàng hóa, sự ra đời của nền kinh tế thị trường địi hỏi phải có sự QLNN đối với nền kinh tế mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nền kinh tế thị trường cùng với cơ chế sản xuất của nó đã tạo ra lượng của cải vất chất nhiều hơn tất cả các nền kinh tế trước nó làm ra. Cơ chế thị trường có khả năng điều tiết nền sản xuất xã hội, phân bổ các nguồn tài nguyên vào các khu vực sản xuất mà khơng cần một sự điều khiển nào. Cũng chính vì thể mà nó tồn tại những khuyết tật mang tính cơ chế như thị trường phát triển tự phát, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích xã hội, cạnh tranh khơng lành mạnh, phân hóa giàu nghèo… Những khuyết tật này chính bản thân thị trường không thể sửa chữa mà cần tới một chủ thể khách quan đứng cao hơn thị trường để điều tiết, đó chỉ có thể là Nhà nước.

Quản lý có thể hiểu với ý nghĩa thông thường, phổ biến, với phạm vi rất rộng là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức của chủ thể vào đối tượng nhất

định để điều chỉnh các quá trình xã hội và các hành vi của con người, nhằm duy trì tính ổn định và sự phát triển của đối tượng theo những mục tiêu đã định.

QLNN về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngồi nước, các cơ hội có thể có, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đặt ra trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế.

Theo nghĩa rộng, QLNN về kinh tế dược thực hiện thông qua cả ba loại cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của Nhà nước. Theo nghĩa hẹp, QLNN về kinh tế được hiểu như hoạt động quản lý có tính chất Nhà nước nhằm điều hành nền kinh tế, được thực hiện bởi cơ quan hành pháp (Chính phủ). QLNN về kinh tế nhằm khắc phục những nhược điểm, hạn chế khuyết tật của cơ chế thị trường đồng thời tạo điều kiện cho cơ chế thị trường hoạt động hiệu quả. Nhà nước điều tiết, khống chế và định hướng các hoạt động kinh tế trên thị trường việc hoạch định các chương trình, chiến lược và kế hoạch phát triển cho từng vùng, từng khu vực nhưng thống nhất trong chiến lược phát triển chung của toàn quốc gia.

Từ việc tìm hiểu các khái niệm về QLNN, QLNN về kinh tế và QLNN về thương mại ta có khái niệm về QLNN về sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ như sau: “QLNN về sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ là hoạt động của các cơ quan QLNN thông qua các công cụ, phương pháp quản lý tác động đến thị trường nhằm xác định rõ chiến lược, quy hoạch, chủ thể kinh doanh, nguồn gốc xuất xứ, hệ thống hạ tầng, kênh phân phối sản phẩm… nhằm định hướng, dẫn dắt các chủ thể sản xuất, kinh doanh thực hiện đúng và hiệu quả các quy định của Nhà nước đối với thị trường”.

1.3.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ.

Hiện nay, nhu cầu sử dụng RHC ngày một tăng, tuy nhiên trên thị trường xuất hiện rất nhiều các loại rau không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng chưa được kiểm định chặt chẽ. Phần lớn người tiêu dùng tiện đâu mua đấy, họ chỉ dựa vào kinh nghiệm để chọn và mua rau. Trên thực tế rất khó để phân biệt RHC, rau an toàn và các loại rau thường bằng mắt thường. Thậm chí những RHC được bán trong các cửa hàng kinh doanh sản phẩm sạch hay trong các siêu thị lớn có dán nhãn hữu cơ

nhưng lại sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Với các hộ nông dân sản xuất hữu cơ nhỏ lẻ, chính bản thân họ cũng khơng thể đưa ra được các chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ đối với sản phẩm của họ vì chi phí cho việc kiểm định quá đắt đỏ. Mặt khác, do sự lỏng lẻo trong quản lý nên một số cơ sở kinh doanh RHC còn mua rau đại trà về gắn nhãn mác hữu cơ để bán với giá cao hơn.

Hiện nay, vấn đề tiêu thụ RHC còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều nơi sản xuất rau theo tiêu chuẩn hữu cơ nhưng lại chưa có giấy chứng nhận hay nhãn mác riêng cho sản phẩm của mình, chưa được đăng ký ở các cơ quan có thẩm quyền vì vậy gây ra tâm lý nghi ngờ cho người tiêu dùng. Mặt khác, số lượng cơ sở kinh doanh RHC cịn ít nên chưa thể thu mua hết lượng RHC sản xuất ra. RHC sản xuất ra, một phần người nông dân phải tự mang ra chợ bán lẻ nên việc tiêu thụ không dễ dàng và không đảm bảo thu nhập của người nông dân. Từ những thực trạng trên cho thấy tầm quan trọng và cần thiết của QLNN đối với sản xuất và tiêu thụ RHC. Cần có sự quản lý của Nhà nước để đảm bảo quyền lợi cho người sản xuất và kinh doanh đồng thời đảm bảo sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng, giúp họ yên tâm hơn khi mua hàng.

1.3.3. Nội dung quản lý nhà nước về sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ.

1.3.3.1. Chủ thể quản lý, đối tượng quản lý và mục tiêu quản lý nhà nước đối

với sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ.

Chủ thể QLNN về sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ là toàn bộ các cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý đối với sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ.

- Trung ương: Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học - Cơng nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, ….

- Địa phương: Gồm các sở ban ngành như: UBND, Sở công thương, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở kế hoạch đầu tư, Sở Y tế… Các phòng ban cấp huyện…Đối tượng QLNN về sản xuất và tiêu thụ là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế - xã hội, hộ sản xuất ở trung ương, địa phương và các đối tượng khác có liên quan đến sản xuất và kinh doanh mặt hàng cụ thể. Mục tiêu QLNN về sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ là hình thành quy trình sản xuất theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và

một thị trường cạnh tranh lành mạnh. Giúp các nhà sản xuất, người tiêu dùng có cơ sở pháp lý trong sản xuất kinh doanh.

1.3.3.2. Nội dung quản lý nhà nước về sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ.

(1) Giám sát và chứng nhận chất lượng sản phẩm.

Nhà nước ban hành, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật đối với vấn đề quản lý nhà nước về sản xuất và tiêu thụ RHC. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự thủ tục được quy định trong luật của hội đồng nhân dân, UBND, trong đó có các quy tắc sử xự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được nhà nước đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Xác lập các cơ sở đúng đắn cho các hoạt động sản xuất và tiêu thụ RHC được xem là điều kiện tiên quyết đảm bảo thị trường hoạt động ổn định, bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất và kinh doanh RHC. Nhà nước thông qua cơ chế cưỡng chế buộc các chủ thể sản xuất và kinh doanh RHC phải thực hiện đúng những quy định đã đề ra. Từ đó, người sản xuất và kinh doanh có thể đưa ra phương thức phát triển hợp lý, đồng thời không vi phạm quy định của nhà nước. Vai trò của văn bản quy phạm pháp luật:

- Thể chế hóa các chủ trương chính sách của đảng và nhà nước về quản lý sản xuất và tiêu thụ RHC.

- Đặt ra và điều chỉnh quan hệ xã hội.

Nội dung của văn bản quy phạm pháp luật về QLNN sản xuất và tiêu thụ RHC bao gồm:

- Đối tượng áp dụng: các cơ sở sản xuất, sơ chế và kinh doanh RHC. - Điều kiện sản xuất, sơ chế và kinh doanh RHC.

- Đăng ký và các giấy chứng nhận cho cơ sở đủ điều kiện sản xuất và kinh doanh RHC.

- Chỉ định tổ chức chứng nhận.

- Quyền và trách nhiệm của các tổ chức được chứng nhận.

- Tổ chức chứng nhận chất lượng đánh giá và cấp giấy chứng nhận rau được sản xuất theo chứng nhận hữu cơ.

- Tổ chức, cá nhân sản xuất RHC tự đánh giá quá trình sản xuất. - Công bố rau được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ.

(2) Giám sát và chứng nhận chất lượng sản phẩm.

Kiểm tra việc đăng ký sản xuất và tiêu thụ RHC của các cá nhân và tổ chức. - Sở NN và PTNT: thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy trình kỹ thuật sản xuất RHC, các quy định về sơ chế RHC. Kiểm tra chất lượng RHC ở các khâu từ sản xuất, sơ chế, kinh doanh RHC theo quy định.

- Sở Công thương: thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về điều kiện kinh doanh rau hữu cơ của các cửa hàng, quầy hàng kinh doanh rau hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Sở Y tế: thanh tra, kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng RHC ở các cơ sở chế biến, các cửa hàng, quầy hàng kinh doanh RHC trên địa bàn thành phố Hà Nội. phát hiện và xử lý theo thẩm quyền những hành vi vi phạm chế độ quy định và luật pháp trong hoạt động sản xuất và kinh doanh RHC.

(3) Cơ sở hạ tầng.

Cơ sở hạ tầng và hệ thống kênh phân phối có vai trị quan trọng trong việc sản xuất và tiêu thụ RHC hiệu quả. cơ sở hạ tầng cho kinh doanh RHC bao gồm hệ thống cửa hàng, chợ đầu mối, siêu thị, đường giao thông và cho sản xuất RHC là hệ thống tưới, tiêu nước, hệ thống điện, nhà lưới, nhà sơ chế, bể chứa chất thải vật tư nông nghiệp… hệ thống kênh phân phối bao gồm: từ người sản xuất - người bán buôn - người bán lẻ - người tiêu dùng, người sản xuất - người bán lẻ - người tiêu dùng, người sản xuất - người tiêu dùng.

Nội dung quản lý cơ sở hạ tầng và hệ thống kênh phân phối của Nhà nước tập trung vào các vấn đề cơ bản sau: Nhà nước phải trực tiếp quy hoạch các chợ đầu mối, xây dựng hệ thống đường giao thông, nhà kho, sơ chế… đầu tư hỗ trợ người nông dân về vốn, kỹ thuật… Tăng cường quản lý hệ thống kênh phân phối theo kế hoạch và khuyến khích các cá nhân, tổ chức tham gia đầu tư và phát triển mạng lưới phân phối RHC.

Quản lý, kiểm tra chất lượng RHC trên thị trường là một nội dung quan trọng của nhà nước đối với thị trường RHC, góp phần định hướng, dẫn dắt các chủ thể tham gia sản xuất và cung cấp RHC một cách hiệu quả. Quản lý và kiểm soát chất lượng RHC trên thị trường tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: Cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở đủ điều kiện sản xuất RHC theo tiêu chuẩn, chứng nhận hữu cơ. Ban hành các tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá chất lượng RHC. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở sản xuất và kinh doanh RHC hoạt động tốt trên thị trường. Kiểm tra chặt chẽ các loại rau nhập khẩu từ Trung Quốc và đặc biệt là các loại rau khơng rõ nguồn gốc. Ngồi các nội dung chủ yếu trên, Nhà nước còn tham gia vào quản lý giá rau, thuốc BVTV, khuyến khích đội ngũ các nhà khoa học tham gia nghiên cứu và tạo ra giống cây trồng mới và thuốc BVTV mới giúp người sản xuất nâng cao năng suất.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)