Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 73 - 75)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Đánh giá chung thực trạng về công tác quản lý sản xuất và tiêu thụ rau

2.3.4. Nguyên nhân của những hạn chế

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên, nhưng tóm lại có một số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Quy hoạch vùng sản xuất RHC trước đây khơng cịn phù hợp với điều kiện hiện nay, do tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng cao, diện tích đất sản xuất giảm và nhiều khu vực đất trồng, nước tưới bị ơ nhiễm, ... Điều đó làm hạn chế đầu tư, bố trí sản xuất, năng suất, chất lượng RHC.

- Quản lý chất lượng RHC còn lỏng lẻo, chưa được quan tâm đầy đủ. Một bộ phận người sản xuất khơng tn thủ quy trình kỹ thuật đề ra, như khu vực sản xuất RHC chưa được cách ly tốt khỏi những vùng ô nhiễm, vẫn sử dụng các thuốc BVTV bị cấm, sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, nơng dân chưa duy trì việc ghi chép vào sổ tất cả các vật tư đầu vào, vùng đệm để ngăn cản sự xâm nhiễm các chất hóa học từ ruộng bên cạnh chưa đúng quy trình, ...

- Cơng tác tuyên truyền, quảng cáo cịn nhiều hạn chế về nội dung, hình thức, phối hợp tổ chức thực hiện, chưa khai thác được các phương tiện truyền thơng hiện có, đặc biệt là hệ thống loa truyền thanh ở các xã, phường, nên nhận thức, ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật của người sản xuất RHC cịn thấp, người tiêu dùng chưa thật tin tưởng vào chất lượng RHC.

- Chuyển giao TBKT cho nông dân đạt hiệu quả thấp, do tập huấn cịn ít, nặng về lý thuyết, thiếu thực hành, đối tượng học nhiều khi không phù hợp, chưa phát huy được sự sáng tạo của nông dân, tiềm năng của các cán bộ kỹ thuật hiện có, tổ chức tập huấn chồng chéo, thiếu sự phối hợp chặt chẽ các giữa các cơ quan, đơn vị, ngay cả trong hệ thống Sở NN&PTNT.

- Tính thụ động, trơng chờ, ngại thay đổi, lưỡng lự trong sự liên kết, hợp tác, tập quán canh tác lạc hậu, không phù hợp với sản xuất RHC của nơng dân cịn cao, khó thay đổi.

- Tổ chức, quản lý và chỉ đạo sản xuất RHC cịn nhiều yếu kém. Diện tích cản xuất RHC có sự chỉ đạo và hướng dẫn của CBKT cịn ít. Tổ chức, sản xuất dường như phó mặc cho chính quyền cấp, xã phường. Sự hợp tác giữa nơng dân với nhau có tính tự phát, ít có sự hướng dẫn, hỗ trợ.

- Chưa có giải pháp tổng thể hỗ trợ liên kết, hợp tác chặt chẽ trong sản xuất, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm. Công tác nghiên cứu, tổng kết, rút kinh nghiệm trong và ngoài nước cịn hạn chế. Người sản xuất ít có cơ hội giao lưu, tham quan học hỏi kinh nghiệm và thông tin đến với họ thường khơng đầy đủ, đơi khi thiếu chính xác.

- Tổ chức tiêu thụ sản phẩm và quản lý thị trường RHC chưa tốt. Chính quyền chưa có một chương trình, chiến lược cụ thể hỗ trợ người sản xuất RHC trong tiêu thụ, như xây dựng thương hiệu sản phẩm, tổ chức các hình thức tiêu thụ và các kênh tiêu thụ sản phẩm.

- Chính quyền Thành phố chưa chỉ đạo quyết liệt, chưa phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các sở, ban, ngành, chưa có một hệ thống cơ chế, chính sách đồng bộ, sát thực, đủ mạnh hỗ trợ cho phát triển sản xuất RHC, đặc biệt là vốn, chuyển giao TBKT, xây dựng CSVCKT, quản lý chất lượng, tuyên truyền, quảng cáo, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Sự phối hợp giữa chính quyền với các tổ chức đoàn thể ở địa phương, các trường đại học, viện nghiên cứu, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, ... trong hỗ trợ nơng dân sản xuất RHC cịn lỏng lẻo, khơng thường xuyên.

- Cuối cùng, vốn đầu tư cho sản xuất RHC cịn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy mạnh phát triển sản xuất RHC đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.

Như vậy, vấn đề đặt ra đối với phát triển sản xuất và tiêu thụ RHC ở Hà Nội là phải đưa ra được một hệ thống các giải pháp tồn diện về cơ chế, chính sách nhằm tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển giao công nghệ, tuyên truyền quảng cáo, quản lý chất lượng, tăng cường hợp tác trong tất cả các khâu, hồn thiện cơng tác tổ chức, chỉ đạo và quản lý sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)