Phát triển các hình thức hợp tác phù hợp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 89 - 91)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa

3.2.8. Phát triển các hình thức hợp tác phù hợp

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, hợp tác trong sản xuất, kinh doanh là xu hướng, tất yếu. Trên cơ sở kinh nghiệm thu được từ một số dự án do Hội Nông dân Việt Nam và một số chương trình, dự án quốc tế tài trợ, cũng như kinh nghiệm của một số nước đi trước, phát triển các hình thức phù hợp trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ RHC ở Hà Nội cần quan tâm đến các vấn đề sau:

- Phát triển các hình thức hợp tác theo các bước từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, bình đẳng và cùng có lợi, phát huy tối đa tiềm năng, tính tự chủ, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của các bên tham gia hợp tác. Cụ thể, nên hỗ trợ phát triển các nhóm nơng dân, sau đó các nhóm nơng dân có thể liên kết với nhau thành nhóm hoặc phát triển thành HTX, Hiệp hội sản xuất hoặc công ty cổ phần. Trong q trình hỗ trợ phải đề cao tính tự chủ của nông dân, không can thiệp sâu vào công việc nội bộ của họ, để họ tự ra quyết định, chỉ giúp họ cách cùng nhau làm, đặc biệt trong những khâu mà họ khó có điều kiện thuận lợi để làm trong thời gian đầu liên kết, hợp tác.

- Phát triển các hình thức hợp tác phù hợp trên cơ sở tiến hành nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện, tổng kết kinh nghiệm xây dựng tổ, nhóm nơng dân và các HTX sản xuất, chế biến và tiêu thụ RHC hiện có trên địa bàn Hà Nội. Nghiên

cứu, đánh giá một cách tồn diện các hình thức hợp tác hiện nay về các mặt: lý do hình thành, ai là người hỗ trợ, vai trò của các bên tham gia, nội dung và phương thức hoạt động, kết quả hoạt động, những điểm mạnh, điểm yếu, … sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm để hoàn thiện và phát triển một cách phù hợp, bền vững, đồng thời có cơ sở để phát triển các hình thức hợp tác mới.

- Chính quyền và các đồn thể xã hội ở địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ, tham gia một cách tích cực, chủ động thơng qua Ban chỉ đạo sản xuất RHC ở xã trong tuyên truyền, vận động để nông dân hiểu được lợi ích của sự hợp tác, tự nguyện dồn đồn điền đồi thửa; hỗ trợ nâng cao trình độ tổ chức, quản lí, marketing, kỹ năng đàm phán và kí kết hợp đồng cho đội ngũ cán bộ quản lý của các nhóm, hiệp hội, HTX hay cơng ty cổ phần,… thông qua tập huấn, tham quan, nghiên cứu, hội nghị, hội thảo.

Để hỗ trợ cho quá trình phát triển các hình thức hợp tác phù hợp trong sản xuất, chế biến tiêu thụ RHC, luận văn đề xuất mơ hình trong sơ đồ 3.2.

Sơ đồ 3.2: Mơ hình hỗ trợ liên kết hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Triển khai mơ hình được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Đào tạo được một đội ngũ giảng viên nguồn về tổ chức, quản lí và marketing sản phẩm. Theo mơ hình này, sẽ đào tạo đội ngũ 04 giảng viên nguồn chuyên sâu về lĩnh vực tổ chức, quản lí và marketing sản phẩm. Đội ngũ giảng viên nguồn này là cán bộ của Trung tâm Khuyến nơng đã có kiến thức, kinh nghiệm

Vai trị của Chính quyền và các tổ chức quần chúng Giảng viên nguồn

Cán bộ phát triển nguồn nhóm/HTX

trong lĩnh vực này, được đào tạo nâng cao kiến thức và phương pháp giảng dạy có sự tham gia.

Bước 2: Đào tạo đội ngũ phát triển nhóm, HTX cho các xã, phường. Các giảng viên nguồn sẽ tiến hành đào tạo cho đội ngũ các cán bộ phát triển nhóm, HTX cho các xã, phường về các kiến thức liên quan đến tổ chức, quản lí và marketing sản phẩm. Mỗi xã, phường đào tạo 2 cán bộ. Các cán bộ này là người có uy tín, trình độ và kinh nghiệm, nhiệt tình, có khả năng tiếp thu, vận động và tập hợp quần chúng. Lý tưởng nhất là các cán bộ xã thỏa mãn các tiêu chí trên.

Bước 3: Tiến hành thành lập nhóm hoặc HTX. Sau khi được đào tạo, các cán bộ phát triển nhóm, HTX sẽ phối hợp với chính quyền và các đồn thể tiến hành các bước thành lập nhóm, HTX, như tìm hiểu nhu cầu, tổ chức đăng kí tham gia, xây dựng quy chế, nội dung và kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh, …

Điều đặc biệt quan tâm ở trong quá trình này là các cán bộ phát triển nhóm, HTX, chỉ đóng vai trị chất xúc tác gợi mở, cịn mọi quyết định của nhóm, HTX do chính những thành viên tham gia thảo luận dân chủ và quyết định; các thành viên tham gia trên tinh thần tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi.

Trong suốt quá trình, các giảng viên nguồn và đội ngũ cán bộ phát triển nhóm, HTX ln sát cánh, hỗ trợ nhau. Bên cạnh đó, có thể mời các chuyên gia trong lĩnh vực này bồi dưỡng, tư vấn cho các giảng viên nguồn và cán bộ phát triển.

Tuy nhiên để mơ hình đi vào cuộc sống có hiệu quả, Thành phố cần phân công trách nhiệm rõ ràng giũa các cơ quan, đơn vị trực thuộc, trong đó sở NN&PTNT đóng vai trị nịng cốt, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, các tổ chức xã hội khác triển khai. Bên cạnh đó, Thành phố nên có cơ chế khuyến khích và ràng buộc các cán bộ tham gia chương trình này, đặc biệt là đội ngũ cán bộ ở cơ sở.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)