Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 30)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ

1.4.1. Nhóm nhân tố về thị trường.

Nhu cầu sử dụng RHC của người tiêu dùng là căn cứ quan trọng nhất cho sự phát triển của sản xuất và tiêu thụ RHC cả về quy mô, cơ cấu sản phẩm, chủng loại sản phẩm rau cũng như về tốc độ tăng trưởng, là cơ sở để có các quyết định của nhà quản lý. Cầu về sản phẩm rau ngày một phát triển, đó là một cơ hội lớn cho sự lựa chọn hướng đầu tư, quy mô đầu tư, cũng như các biện pháp tổ chức quản lý phù hợp nhằm phát triển ngành hàng rau. Do mức thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu của người dân về các loại sản phẩm rau có chất lượng cao theo xu hướng ngày càng tăng lên. Người tiêu dùng rau ngoài việc quan tâm đến số lượng, chất lượng, giá cả… của mặt hàng rau họ còn quan tâm đến các vấn đề như VSATTP, nguồn gốc xuất xứ của mặt hàng rau, hình thức, mẫu mã, sự thuận tiện trong tiêu dùng sản phẩm rau, tiêu chuẩn về lao động, tiêu chuẩn về môi trường, các tiêu chuẩn của ngành rau…

Cung trên thị trường rau có hệ số co giãn rất thấp đối với giá cả trong ngắn hạn, khi giá thị trường tăng hay giảm thì lượng cung cũng ít thay đổi do đặc điểm của quá trình sản xuất rau là đối tượng có yêu cầu phù hợp cao về đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu….

Các thơng tin thị trường, các tín hiệu giá cả phát ra từ thị trường là nhân tố có vai trị quan trọng, tạo điều kiện để hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất và tiêu thụ rau được hiệu quả hơn. Nếu thông tin thị trường được cập nhật và thông suốt sẽ giúp công tác tiêu thụ thuận lợi, tạo điều kiện để hoạt động tiêu thụ rau trở nên linh hoạt, hiệu quả hơn. Thông tin thị trường giúp người kinh doanh rau biết nguồn hàng rau ở đâu, số lượng, giá cả bảo nhiêu, hình thức giao dịch và thể thức thanh tốn. Thơng tin thị trường cung cấp cho người tiêu dùng biết mua các loại rau cần tìm ở đâu, chất lượng ra sao, với giá cả nào. Đối với các nhà hoạch định chính sách thì thơng tin thị trường giúp họ xây dựng kế hoạch quy hoạch sản xuất, sản xuất loại rau gì, diện tích sản xuất, số lượng bao nhiêu, khi nào thì sản xuất.

Tiếp cận thị trường bao gồm một số các nguyên tắc cho phép các tác nhân trong sản xuất và tiêu thụ RHC chọn lựa các thị trường mục tiêu, ước lượng nhu cầu của địa phương về sản phẩm rau, phát triển các sản phẩm rau và dịch vụ cung cấp nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng; tổ chức các kênh phân phối sản phẩm, hình thức phân phối thích hợp được chấp nhận bởi khách hàng và đem lại lợi nhuận cho các tác nhân trong quá trình sản xuất và tiêu thụ rau. Trình độ tiếp cận thị trường của các tác nhân nói lên khả năng cung ứng sản phẩm rau tới tay người tiêu dùng, ở địa điểm và thời điểm thích hợp, với giá cả phù hợp, với sự hỗ trợ của các thơng tin ở trên thị trường.

1.4.2. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên.

Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên là tiền đề cơ bản để tổ chức và phân bố sản xuất rau. Mỗi loại rau trồng chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong những điều kiện tự nhiên nhất định. Cây rau là loại cây ngắn ngày, sinh trưởng và phát triển phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Các điều kiện tự nhiên quan trọng hàng đầu là đất, nước, khí hậu, thời tiết, địa hình, mơi trường sinh thái…. Điều kiện tự nhiên sẽ quyết định khả năng sản xuất các loại rau trồng. Có thể nói điều kiện tự nhiên là những yếu tố đầu vào quan trọng hàng đầu quyết định đến đầu ra chất lượng sản phẩm rau.

Đất đai là nguồn lực tự nhiên quan trọng, chất đất và độ mầu mỡ của đất có ảnh hướng lớn tới năng suất và chất lượng của sản phẩm rau. Trong tổ chức và quản lý ngành hàng rau chúng ta cần phải có chiến lược sử dụng hợp lí diện tích đất trồng

rau và bảo vệ độ phì của đất. Trong xây dựng kế hoạch phát triển ngành hàng rau phải gắn với kế hoạch sử dụng đất trồng rau, phải xuất phát từ nguồn đất nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, khai thác và sử dụng quỹ đất một cách hợp lý, sử dụng nguồn lực đất đai đúng mục đích, hạn chế để đất trống khơng đưa vào sử dụng, thực hiện chế độ luân canh tăng vụ, trồng xen trồng gối… sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất rau. Khí hậu và nguồn nước có ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc xác định cơ cấu rau trồng, thời vụ, khả năng xen canh, luân canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất rau ở từng địa phương. Sự phân mùa của khí hậu quy định tính mùa vụ trong sản xuất rau và nó có sự ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm rau tiêu thụ ở trên thị trường.

Những tai biến thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán, bão, núi lửa, động đất, sóng thần… gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng, làm cho ngành rau thường tiềm ẩn tính rủi ro cao, bấp bênh, khơng ổn định. Do đó, chúng ta cần phải tìm ra các biện pháp tổ chức và quản lý sản xuất và tiêu thụ RHC sao cho phù hợp nhất nhằm hạn chế rủi ro đồng thời nâng cao hiệu quả triển bền vững lâu dài.

1.4.3. Nhóm nhân tố về cơng nghệ và kỹ thuật.

Các nhân tố về cơng nghệ và kỹ thuật có những ảnh hưởng nhất định đến các hoạt động sản xuất, chế biến RHC. Thông thường cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ RHC có cơng nghệ kỹ thuật hiện đại tiên tiến thì năng lực tổ chức và quản lý của cơ sở đó tốt và ngược lại… Cơng nghệ kỹ thuật là các yếu tố đầu vào của mọi quá trình sản xuất, chế biến rau, quyết định đầu ra của sản xuất, chế biến rau; có vai trị quyết định đối với năng suất, chất lượng sản phẩm. Trong điều kiện nguồn lực đất đai, vốn, lao động… không đổi, tăng cường đầu tư về công nghệ kỹ thuật sản xuất, chế biến rau sẽ làm tăng thêm năng suất, quy mơ sản lượng rau, vì vậy trong sản xuất và tiêu thụ RHC cần chú ý đến tăng cường đầu tư vào các trang thiết bị kỹ thuật, máy móc, cơ sở hạ tầng, cơ sở sản xuất hiện đại công nghệ và kỹ thuật cao.

1.4.4. Nhóm nhân tố về tổ chức và quản lý.

Các yếu tố đầu vào bao gồm các yếu tố như vốn, lao động, đất đai, kỹ thuật công nghệ, kết cấu hạ tầng, trang thiết bị máy móc, tổ chức và quản lý… tạo thành

các mơ hình tổ chức và quản lý sản xuất và tiêu thụ rau khác nhau. Năng lực tổ chức và quản lý các yếu tố đầu vào trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ RHC là nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, làm tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm. Thông thường cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau có trình độ lao động chất lượng cao thì có năng lực tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh của cơ sở đó tốt và ngược lại…

Vì vậy, cần chú ý đến tăng cường năng lực tổ chức và quản lý của các cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao trình độ cho các chủ doanh nghiệp và người lao động bằng cách thay đổi nhận thức, nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chun mơn kỹ thuật, tay nghề, tăng cường năng lực tổ chức quản lý của cán bộ trong các cơ quan quản lý Nhà nước về sản xuất và tiêu thụ rau, tăng cường công tác khuyến nông, tăng cường công tác đào tạo, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tổ chức các đợt đi tham quan học hỏi kinh nghiệm các mơ hình sản xuất rau thành cơng ở trong và ngồi nước.

Tổ chức và quản lý khâu tiêu thụ rau bao gồm tổ chức kết cấu hạ tầng, tổ chức khơng gian của các hình thức tiêu thụ rau như chợ, cửa hàng, siêu thị và công tác tổ chức quản lý điều hành hoạt động; nếu tổ chức và quản lý điều hành tốt sẽ sử dụng hết công năng của các kết cấu hạ tầng, hoạt động kinh doanh hiệu quả cao.

Tổ chức và quản lý các kênh tiệu thụ, bao gồm: các hệ thống thu gom, bán buôn, bán lẻ, người tiêu dùng và mối quan hệ giữa các tác nhân trong ngành hàng rau. Tổ chức các kênh tiêu thụ, hình thức tiêu thụ rau hợp lý sẽ làm giảm chi phí giao dịch, tăng hiệu quả kinh doanh rau.

1.4.5. Nhóm nhân tố quản lý nhà nước đối với sản xuất và tiêu thụ rau hữu

cơ.

Quản lý nhà nước đối với sản xuất và tiêu thụ RHC bao gồm các nội dung chủ yếu là: Xây dựng mục tiêu chiến lược phát triển ngành, xây dựng quy hoạch, chủ trương, phương hướng, biện pháp phát triển ngành rau; xây dựng chính sách đầu tư; tập huấn kỹ thuật; xây dựng hệ thống quản lý chất lượng rau; nghiên cứu ứng dụng cơng nghệ cao; nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật; tổ chức mạng lưới tiêu thụ;

đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá; xây dựng và phát triển các mơ hình quản lý sản xuất kinh doanh RHC theo hướng phát triển bền vững.

Trên cơ sở sự vận động của nền kinh tế thị trường Nhà nước thực hiện vai trò quản lý của mình thơng qua việc vận dụng các quy luật khách quan, các nguyên tắc và phương pháp quản lý nói chung nhằm tạo điều kiện, thúc đẩy các cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau ở các địa phương, cũng như cả nước phát triển. Vai trò của Nhà nước thể hiện qua các chính sách về quy hoạch đất đai, vốn tín dụng, đầu tư cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, công tác khuyến nông và hàng loạt các chính sách hỗ trợ và khuyến khích sản xuất khác liên quan đến sản xuất nơng nghiệp trong đó có sản xuất rau. Nhà nước giữ vai trị xây dựng chiến lược ngành hàng, xây dựng các chính sách, tổ chức quy hoạch vùng, tổ chức các yếu tố đầu vào ở tầm vĩ mô, tổ chức điều hành giá cả thị trường. Quản lý nhà nước trợ giúp trong việc điều tiết lợi ích giữa các khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, điều tiết lợi ích giữa bốn nhà (nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông). Trong đó nhà nơng đóng vai trị là trung tâm trong sản xuất và tiêu thụ rau. Nhà nước phải giữ vai trò chủ chốt trong điều hành, quản lý, tổ chức ở tầm vĩ mơ, điều tiết lợi ích hài hòa giữa các nhà, giữa các vùng các địa phương trong cả nước, giữa ngành hàng rau với toàn bộ nền kinh tế quốc gia và kinh tế quốc tế để đạt tới hiệu quả tổng thể tối ưu nhất.

1.4.6. Nhóm nhân tố khuyến nơng và đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực.

Công tác khuyến nông và đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực là một trong những nhân tố có ảnh hưởng quan trọng tới sự sản xuất RHC. Nhà nước cần làm công tác khuyến nông cơ sở, trợ giúp đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, tổ chức tập huấn cho các cơ sở sản xuất rau về quy trình kỹ thuật canh tác RHC theo tiêu chuẩn cơ bản trong sản xuất nơng nghiệp hữu cơ. Các chính sách khuyến nơng giúp kích thích người sản xuất rau hành động theo các mục tiêu của họ, giúp phát triển các hình thức liên kết hợp tác trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau. Công tác khuyến nơng trực tiếp góp phần cung cấp thông tin về những nhu cầu, nguyện vọng của người nông dân sản xuất rau đến các cơ quan quản lý nhà nước, trên cơ sở đó nhà nước hoạch định chính sách phát triển phù hợp đối với sản xuất và tiêu thụ rau. Các

hoạt động khuyến nông đối với ngành hàng rau bao gồm một số hoạt động chủ yếu như phổ biến những tiến bộ và kỹ thuật mới trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau; cung cấp các dịch vụ về giống, vật tư kỹ thuật để phục vụ sản xuất rau.

Đào tạo, nâng cao trình độ cho người sản xuất rau thơng qua các lớp tập huấn kỹ thuật, nâng cao trình độ quản lý, chun mơn của các cán bộ chủ chốt trong các tổ chức sản xuất như hợp tác xã, tổ hợp tác. Bồi dưỡng và phát triển kiến thức về kinh tế thị trường, kiến thức về quản lý kinh doanh cho nông dân, cung cấp các thông tin về thị trường rau, giá cả sản phẩm rau trên thị trường. Công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực có thể được thực hiện thơng qua việc tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất RHC theo tiêu chuẩn, các hội thảo đầu bờ, tổ chức tham quan thực tế, thực hiện các chương trình phổ biến kiến thức về sản xuất và tiêu thụ RHC trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, đài phát thanh, báo, tạp chí, tờ rơi…

1.5. Kinh nghiệm trong quản lý chính sách phát triển nơng nghiệp hữu cơ của

một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam

1.5.1. Kinh nghiệm trong quản lý chính sách phát triển nơng nghiệp hữu cơ của

một số quốc gia trên thế giới.

1.5.1.1. Tại Hàn Quốc.

Năm 1991, Chính phủ Hàn Quốc thành lập Ban Kế hoạch phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Bộ Nông nghiệp, Lương thực và Nông thôn. Đến năm 1993, lần đầu tiên khái niệm “nông nghiệp thân thiện với môi trường” được giới thiệu với các cơ quan quản lý nông nghiệp. Cũng trong năm đó, hệ thống chứng nhận chất lượng cho các sản phẩm hữu cơ được ban hành. Từ phương thức canh tác thân thiện với môi trường ở trình độ thấp, nơng dân có thể chuyển dần tới các phương thức ở trình độ cao hơn (ít sử dụng thuốc trừ sâu, khơng sử dụng thuốc trừ sâu, giai đoạn chuyển đổi và giai đoạn hữu cơ). Mục tiêu cuối cùng của nông nghiệp thân thiện với môi trường là nông nghiệp hữu cơ. Điều này xuất phát từ việc Chính phủ Hàn Quốc muốn khuyến khích và tạo điều kiện cho những nông dân sử dụng phân bón và

thuốc trừ sâu có nguồn gốc hố học chuyển đổi sang canh tác hữu cơ thân thiện với mơi trường.

Chính phủ Hàn Quốc ban hành các chính sách trợ cấp dựa trên chứng nhận. Theo đó, Chính phủ hỗ trợ chi trả trực tiếp cho nơng dân có chứng nhận với quy mơ hỗ trợ như sau: 25,9 tỷ Won năm 2016; 23,9 tỷ Won năm 2017; 26,4 tỷ Won năm 2018. Ban đầu, hình thức chi trả này thực chất là một dạng bồi hoàn. Để đạt được sản lượng ổn định sau khi chuyển đổi từ phương thức canh tác thông thường sang canh tác hữu cơ phải mất ít nhất 3 năm. Tổn thất trong thời gian đó được Chính phủ chi trả cho nơng dân bằng hình thức trợ cấp. Tuy nhiên, các nhóm nơng hộ liên tục đề nghị được kéo dài khoảng thời gian này tăng lên 5 năm.

Bên cạnh đó, mức chi trả trực tiếp có sự khác biệt tuỳ theo loại hình nơng nghiệp thân thiện với môi trường, điều kiện vụ mùa và hình thức sản xuất. Trong trường hợp trồng lúa nước, nơng dân có chứng nhận hữu cơ được nhận 700 nghìn Won/ha; nơng dân có chứng nhận khơng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật được nhận 500 nghìn Won/ha. Nơng dân trồng cây ăn quả được nhận 1,4 triệu won/ha cho chứng nhận hữu cơ, và 1,2 triệu Won/ha cho chứng nhận không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nông dân trồng rau và hoa màu có chứng nhận hữu cơ nhận 1,3 triệu Won/ha, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhận 1,1 triệu Won/ha. Trên thực tế, mức độ chi trả trực tiếp là rất lớn và tác động của chính sách này đối với nơng dân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)