Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 61 - 62)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố

2.2.6. Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng

Hiện nay, sản xuất rau hữu cơ tại Hà Nội được sản xuất theo 2 chứng nhận:

- Một là, Chứng nhận TCVN: Ngày 29/12/2017 Bộ KH&CN đã ban hành bộ

tiêu chuẩn TCVN 11041- 2017 về nông nghiệp hữu cơ, tuy nhiên trong bộ chứng nhận này chưa quy định chi tiết về cây rau.

- Hai là, tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ PGS - Hệ thống đảm bảo cùng tham

gia (Participatory Guarantee Systems - PGS) được Tổ chức IFOAM (International Federation of Organic Agriculture Movements), Liên đoàn Quốc tế các phong trào canh tác nông nghiệp hữu cơ công nhận. Hiện nay, PGS đang được vận dụng ở hơn 50 nước trên thế giới. Ở Việt Nam, PGS đang vận hành ở Liên nhóm Rau hữu cơ Thanh Xuân (Sóc Sơn); ở Thanh Trì, trang trại Hoa Viên (xã n Bình, huyện Thạch Thất), HTX nơng nghiệp Yên Nghĩa (Hà Đông), ...

Sở NN&PTNT thành phố Hà Nội cũng ban hành 10 quy trình sản xuất rau hữu cơ tạm thời do đòi hỏi cấp bách của thực tế hướng dẫn nông dân, HTX, doanh nghiệp áp dụng trong sản xuất hữu cơ. Về cơ bản, những quy trình này cũng tương đối đầy đủ và sát thực tế bởi hầu hết các tiêu chuẩn, tiêu chí đều dịch chủ yếu từ tài liệu nước ngồi. Trong đó tập trung vào một số nội dung căn bản về quy chuẩn như: Trong q trình sản xuất rau hữu cơ, nơng dân khơng sử dụng bất kỳ loại chế phẩm hóa học nào. Để phòng trừ sâu bệnh gây hại, bà con dùng tỏi, gừng giã nhuyễn trộn với rượu phun lên rau hoặc dùng phương pháp dẫn dụ sâu bệnh thủ cơng. Người trồng chỉ bón duy nhất loại phân hữu cơ đã được ủ hoai mục trước đó ba tháng. Sau khi bón phân, đúng thời gian cho phép mới được thu hoạch. Toàn bộ nước tưới đều được xét nghiệm bảo đảm đủ tiêu chuẩn, khơng bị nhiễm hóa chất độc hại và kim loại nặng. Trang trại phải tuân thủ khắt khe các khâu từ quản lý hệ sinh thái và đa dạng cây trồng, đất canh tác, nguồn nước, các biện pháp phịng ngừa ơ nhiễm, lựa chọn lồi và giống cây trồng phù hợp; ghi chép, lưu giữ hồ sơ, quản lý sử dụng phân

bón; phịng trừ sâu bệnh cỏ dại; thu hái, sơ chế và vận chuyển sản phẩm; xử lý cỏ dại và tàn dư thuốc bảo vệ thực vật.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 61 - 62)