Quản lý hệ thống tiêu thụ rau hữu cơ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 64 - 69)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố

2.2.8. Quản lý hệ thống tiêu thụ rau hữu cơ

2.2.8.1. Tổ chức và quản lý hệ thống tiêu thụ RHC

Sở NN&PTNT, Sở Công thương, Sở Y tế và Cục Quản lý thị trường được giao nhiệm vụ chính trong tổ chức và quản lý thị trường RHC. Sở đã ban hành quy định về lưu thông, phân phối RHC, đồng thời tiến hành cấp giấy phép và giấy chứng nhận đảm bảo điều kiện VSATTP cho các đơn vị kinh doanh RHC. Tuy nhiên, sự không thống nhất trong quản lý giữa các bộ ngành và địa phương; sự phối hợp kém hiệu quả trong hoạt động ban hành văn bản của các địa phương vẫn còn nhiều văn bản trái với quy định của ngành; sự không đồng bộ trong công tác thực hiện các quy định của ngành tại các địa phương; tình trạng “mạnh ai nấy làm” hay công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định của ngành tại các địa phương cũng chưa được quan tâm đúng mức... Công tác tổ chức và quản lý thị trường còn nhiều bất cập, như chưa có quy hoạch tổng thể bố trí các địa điểm tiêu thụ RHC, nhiều cơ sở kinh doanh RHC chưa được cấp giấy phép và giấy chứng nhận đảm bảo

VSATTP vẫn đang hoạt động, công tác kiểm tra VSATTP khơng được làm thường xun, chưa có các chế tài cụ thể, đủ mạnh đối với các đơn vị kinh doanh RHC không tuân thủ các quy định đặt ra,... đã làm cho thị trường RHC kém phát triển, lợi ích của người tiêu dùng bị vi phạm, người tiêu dùng mất lòng tin về chất lượng RHC. Những hạn chế này dẫn tới hiệu quả QLNN còn yếu kém.

2.2.8.2. Kênh tiêu thụ sản phẩm RHC.

Tham gia vào kênh tiêu thụ sản phẩm RHC gồm có:

- Người sản xuất: Là các hộ gia đình sản xuất rau hữu cơ.

- Người tiêu dùng: Bao gồm các hộ gia đình, khách hàng của các nhà hàng,

khách sạn, các cá nhân tiêu dùng qua bếp ăn tập thể, ...

- Cơ sở thu gom: Tham gia kênh tiêu thụ rau hữu cơ trong thời gian qua chiếm

60% sản lượng tiêu thụ, gồm: HTX, Công ty cổ phần Đầu tư Tâm Đạt, Công ty TNHH MTV Kết Nối Xanh (Greenlink), Công ty TNHH Liên kết Sinh thái Việt Nam (Ecomart), Công ty TNHH VinaGap Việt Nam (Bác Tôm), Công ty TNHH Đầu tư và dịch vụ Nông nghiệp Thanh Xuân, Công ty cổ phần Obis – nơng sản ngon,…

Tình hình tiêu thụ rau hữu cơ tại TP Hà Nội được thực hiện thông qua 6 kênh khác nhau như sau:

Hình 2.1. Các kênh tiêu thụ sản phẩm RHC của Hà Nội

Kênh 1: là kênh tiêu thụ rau trực tiếp, hộ nông dân sản xuất rau trực tiếp bán

sản phẩm cho người tiêu dùng. Theo kênh này, hộ nông dân sẽ bán được giá cao nhất (bằng giá bán lẻ), song họ phải mất chi phí vận chuyển, thời gian và công sức đi bán (thường tại các chợ gần nơi họ sinh sống). Giá bán được thỏa thuận nhanh ngay tại nơi tiêu thụ (thường là chợ bán lẻ) giữa nông dân và người mua. Giá này thay đổi theo mùa vụ và buổi chợ “chợ sớm giá cao, chợ chiều giá thấp, hết buổi chợ rau héo, dập nát phải đổ đi”, dao động ở mức cao hơn so với giá rau thường từ 40 - 67%. Phương thức thanh toán chủ yếu là bằng tiền mặt.

Kênh 2: là kênh tiêu thụ rau gián tiếp với 3 cấp.

Ở kênh này, hộ nông dân bán cho người thu gom nên thường bị ép giá (có thời điểm phải bán ngang bằng với giá rau thường cùng chủng loại), song bù lại họ bán được cùng một lúc với khối lượng sản phẩm lớn hơn, thời gian giao dịch ngắn hơn so với kênh tiêu thụ trực tiếp và khơng mất chi phí vận chuyển do sản phẩm được bán ngay tại ruộng. Những người thu gom thường xem xét và định giá mua trên cơ sở yếu tố thời tiết, mức độ khối lượng sản phẩm ở vùng sản xuất tại thời điểm mua và khả năng tiêu thụ của họ để định giá. Mức giá thường cao hơn so với rau thường từ 25 - 40%. Phương thức thanh toán bằng tiền mặt.

Kênh 3: là kênh tiêu thụ gián tiếp với 1 cấp. Ở kênh này, các hộ sản xuất tham

gia vào các THT/HTX và được THT/HTX bao tiêu một phần sản phẩm và được bán tới tay người tiêu dùng thông qua cửa hàng bán lẻ của THT/HTX ở tại địa phương. Tiêu thụ qua kênh này, các hộ phải chịu một khoản phí để bù đắp chi phí bán hàng, song bù lại họ bán được với mức giá ổn định (gần bằng với giá bán lẻ), thuận tiện cho việc kiểm soát chất lượng rau. Mức giá được tính như nhau với tất cả các hộ tham gia THT/HTX và được định trước, cao hơn từ 30 - 40% so với rau thường. Phương thức thanh toán bằng tiền mặt.

Kênh 4: là kênh tiêu thụ gián tiếp với 1 cấp.

Ở kênh này, các THT/HTX tiêu thụ một phần sản phẩm cho các hộ thành viên thông qua hợp đồng ký kết với các siêu thị/khách sạn/nhà hàng. Tiêu thụ qua kênh này, các hộ phải chịu một khoản phí để bù đắp chi phí giao dịch và vận

chuyển, song bù lại họ bán được với khối lượng rau ổn định với mức giá thỏa thuận theo thị trường và mùa vụ. Mức giá tiêu thụ qua kênh này thời gian qua dao động cao hơn từ 35 - 50% so với rau thường. Phương thức thanh tốn linh hoạt, có thể bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt.

Kênh 5: là kênh tiêu thụ gián tiếp với 2 cấp.

Ở kênh này, các THT/HTX bao tiêu một phần sản phẩm của các hộ thông qua hợp đồng tiêu thụ với doanh nghiệp. Để tiêu thụ sản phẩm qua kênh này, các hộ phải cam kết về chất lượng sản phẩm của mình và chịu sự giám sát nội bộ của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất. Doanh nghiệp sử dụng thương hiệu, uy tín của mình bán sản phẩm cho các siêu thị/khách sạn/nhà hàng. Khối lượng và giá cả được thỏa thuận trước, ít có sự thay đổi. Mức giá tiêu thụ qua kênh này thời gian qua dao động cao hơn từ 35 - 40% so với rau thường.

Kênh 6: là kênh tiêu thụ trực tiếp sản phẩm của doanh nghiệp đến tay người

tiêu dùng thông qua hệ thống cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tự tổ chức sản xuất hoặc hợp đồng sản xuất với THT/HTX để có nguồn cung sản phẩm RHC cho thị trường. Sản phẩm tiêu thụ ở kênh này thường có chất lượng tốt (do doanh nghiệp yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất nơng nghiệp hữu cơ) và giá bán cao. Ở kênh này, người sản xuất trực tiếp (hộ nông dân, THT/HTX) được bao tiêu toàn bộ sản phẩm với mức giá ổn định theo cam kết. Mức giá tiêu thụ qua kênh này thời gian qua dao động cao hơn từ 35 - 55% so với rau thường. Phương thức thanh toán bằng chuyển khoản.

Hiện nay ở Hà Nội, kênh 5 và 6 đang được áp dụng phổ biến nhất trong tiêu thụ RHC, hình thức này khơng những đảm bảo được lợi ích của người sản xuất, mà còn đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, cho nên cần phải được quan tâm phát triển hơn trong thời gian tới. Muốn như vậy, người nơng dân cần phải bỏ thói quen làm ăn tự phát, chuyển sang làm quen với việc làm ăn theo hợp đồng, liên kết (theo luật hoặc thông lệ quốc tế); tôn trọng, tuân thủ hợp đồng cả về số lượng, chất lượng sản phẩm và thời gian thực hiện.

2.2.8.3. Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát quản lý nhà nước đối với thị trường RHC.

Công tác thanh tra, kiểm tra giúp đánh giá tình hình hoạt động của các siêu thị trên địa bàn TP Hà Nội, đồng thời xử phạt các đơn vị vi phạm bảo vệ lợi ích chính đáng cho người tiêu dùng, tạo sự cạnh tranh bình đẳng và sự tự giác thực hiện theo đúng pháp luật Việt Nam. Thời gian vừa qua, các cơ quan chức năng đã thường xuyên lập các đoàn kiểm tra, thanh tra liên ngành, chuyên ngành để kiểm tra VSATTP. Mỗi năm đều có sự ra quân đồng loạt vào “Tháng hành động VSATTP” và các dịp Tết Nguyên đán. Đồng thời, cũng có các đợt thanh tra đột xuất về cách niêm phong, nhãn mác, thơng tin ghi trên nhãn sản phẩm và hóa đơn xuất nhập hàng đối với mặt hàng RHC tại các cửa hàng RHC tại Hà Nội. Công tác kiểm tra nhãn sản phẩm lưu thông tên thị trường thực hiện thường xuyên, đã có tác dụng rõ rệt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện ghi nhãn sản phẩm và công khai minh bạch tên hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, tên đơn vị sản xuất chịu trách nhiệm hàng hóa. Thơng qua cơng tác kiểm tra việc ghi nhãn đã phát hiện nhiều vụ giả mạo tên, địa chỉ của thương nhân, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh RHC. Do chưa có văn bản cụ thể về chế tài xử phạt đối với hoạt động kinh doanh RHC nên việc xử lý các vi phạm về RAT sẽ dựa vào các quy định tại Nghị định của Chính phủ số 175/2004/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại của Chính phủ. Tuy nhiên, thực tế thì việc khiếu nại và tố cáo từ người tiêu dùng là rất ít mà chủ yếu các cơ quan kiểm tra thanh tra của Sở Công thương, Cục quản lý thị trường kiểm tra và phát hiện ra sai phạm của các cửa hàng và xử lý. Theo thống kê từ các vụ vi phạm biên bản, xử lý thực phẩm vi phạm và phạt tiền, mỗi lần vi phạm của các đơn vị kinh doanh sẽ được xử phạt theo quy định tại Nghị định của Chính phủ số 175/2004/NĐ-CP ngày 10/10/2004 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại. Mặt khác, Nghị định này là quy định chung trong lĩnh vực thưong mại và khơng riêng cho xử phạt RHC, do đó các cửa hàng, siêu thị tái phạm thì cũng chỉ xử phạt tiền với mức thấp. Điều này cho thấy các quy định về kinh doanh RHC tại Hà Nội vẫn chưa hiệu quả. Cần phải có những chế tài mạnh hơn thì mới có thể giảm được các vụ vi phạm.

Người tiêu dùng rất quan tâm đến vấn đề xuất xứ, VSATTP của RHC, nếu các kênh phân phối có vi phạm thì họ trực tiếp khiếu nại với cơ quan quản lý. Còn các cơ quan QLNN thì cho rằng, các vụ khiếu nại và tố cáo của người tiêu dùng về hành vi vi phạm của các kênh phân phối đối với hàng RHC có nhưng rất ít. Thơng thường, người tiêu dùng có tâm lý ngại va chạm, mất thời gian và mất cơng vì thủ tục rườm rà. Tuy nhiên, việc cải cách thủ tục hành chính hiện tại là rất cần thiết để các cơ quan quản lý kiểm sốt và xử lý chính đó hiện tại là rất cần thiết để các cơ quan quản lý kiểm sốt và xử lý chính xác các vụ vi phạm nhằm đảm bảo cơng bằng. Tình hình tổ chức và quản lý đội ngũ cán bộ làm công tác thanh kiểm tra Cơng tác QLNN về an tồn vệ sinh thực phẩm nói chung và về RHC trên địa bàn Hà Nội nói riêng cịn chồng chéo, dẫn đến có những “vùng trắng” khơng có cơ quan quản lý. Đặc biệt hệ thống tổ chức mạng lưới cán bộ làm cơng tác an tồn vệ sinh thực phẩm thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ thanh tra mới được tập huấn thời gian ngắn, kiến thức và kinh nghiệm thanh tra còn hạn chế. Thêm vào đó, quy trình thanh tra chặt chẽ, phức tạp, vì vậy, cán bộ thanh tra gặp khó khăn, sợ sai khi thực hiện, đặc biệt là tuyến xã khi ghi biên bản thanh tra, cơng bố kết luận thanh tra… cịn thiếu và chưa chính xác. Các chốt kiểm định chất lượng an tồn rau quả vì thế khơng đủ số người đảm nhiệm, thậm chí những địa bàn trọng điểm cũng chưa tổ chức được ban thanh tra, kiểm tra đủ mạnh. Không những thế, việc kiểm tra chủ yếu dựa vào cảm quan, vì kinh phí cho mảng an tồn vệ sinh thực phẩm cịn ít mà chi phí để tiến hành kiểm tra chất lượng lại lớn.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)