Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Hà Nội tác động đến sản xuất và

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 46 - 50)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Hà Nội tác động đến sản xuất và

và tiêu thụ rau hữu cơ.

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế phía Bắc, là đầu mối giao thơng chính của cả nước. Từ Hà Nội có thể đi tới các tỉnh thành phố trong cả nước một cách thuận lợi bằng nhiều phương tiện giao thông. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất và tiêu thụ RHC ở Hà Nội.

* Đặc điểm khí hậu

Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đơng lạnh, ít mưa về đầu mùa và có mưa phùn về nửa cuối mùa. Nằm về phía bắc của vành đai nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượngbức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 28,1 °C. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là mùa đông với nhiệt độ trung bình 18,6 °C. Trong khoảng thời gian này số ngày nắng của thành phố xuống rất thấp, bầu trời thường xuyên bị che phủ bởi mây và sương, tháng 2 trung bình mỗi ngày chỉ có 1,8 giờ mặt trời chiếu sáng. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 (mùa xuân) và tháng 10 (mùa thu), thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đơng.

Khí hậu Hà Nội cũng ghi nhận những biến đổi bất thường. Đầu tháng 11 năm 2008, một trận mưa kỷ lục đổ xuống các tỉnh miền Bắc và miền Trung khiến 18 cư dân Hà Nội thiệt mạng và gây thiệt hại cho thành phố khoảng 3.000 tỷ đồng.

* Nguồn nước

Hà Nội có mạng lưới sơng ngịi khá dày đặc, trong đó sơng Hồng là nguồn cung cấp nước chính cho nơng nghiệp ngoại thành với hàm lượng các chất dinh dưỡng trong nước khá cao, có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất RHC. Ngồi ra, Hà Nội cịn có nguồn nước ngầm với trữ lượng rất lớn có thể cho phép khai thác 1 triệu mỏ/ngày đêm. Tuy nhiên, nhiều khu vực ở Hồng Mai, Gia Lâm, nước sơng bị ô nhiễm do chất thải của thành phố và các khu cơng nghiệp, nên có tới 15% xã, phường vẫn dùng nước ô nhiễm này tưới cho rau. Hơn nữa, vào mùa khô vẫn xảy ra hiện tượng thiếu nước cho sản xuất do lưu lượng nước sông xuống thấp, trong khi để khai thác được nguồn nước ngầm đòi hỏi phải đầu tư lớn xây dựng giếng khoan, máy bơm và hệ thống kênh, mương.

Nhìn chung thành phố Hà Nội có điều kiện khí hậu đất đai khá thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây rau, thích hợp với nhiều loại cây trồng, trong đó có nhiều loại rau như: bắp cải, su hào, cà chua, mướp đắng, dưa chuột… Điều này cho phép Hà Nội có thể bố trí sản xuất các loại rau theo các mùa vụ thích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu rau quanh năm của thành phố.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.

* Điều kiện kinh tế

Năm 2019, GDP bình quân đầu người của Hà Nội lên 120,6 triệu đồng (5200 USD). Hà Nội là một trong những địa phương nhận được đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhiều nhất, với 1.681,2 triệu USD và 290 dự án. Thành phố cũng là địa điểm của 1.600 Văn phịng đại diện nước ngồi, 14 khu cơng nghiệp cùng 1,6 vạn cơ sở sản xuất công nghiệp. Bên cạnh những công ty Nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân cũng đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế Hà Nội. Năm 2019, với gần 500.000 lao động, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 77% giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố. Ngoài ra, 15.500 hộ sản xuất công nghiệp cũng thu hút gần 500.000 lao động. Tổng cộng, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 22% tổng đầu tư xã hội, hơn 20% GDP, 22% ngân sách thành phố và 10% kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội.

Sau khi mở rộng địa giới hành chính đến nay với hơn 8 triệu dân, Hà Nội có 4,5 triệu người đang trong độ tuổi lao động. Mặc dù vậy, thành phố vẫn thiếu lao động có trình độ chun mơn cao. Nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn phải đào tạo lại, cơ cấu và chất lượng nguồn lao động chưa dịch chuyển theo yêu cầu cơ cấu ngành kinh tế. Hà Nội cịn phải đối đầu với nhiều vấn đề khó khăn khác. Năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm, dịch vụ cũng như sức hấp dẫn môi trường đầu tư của thành phố còn thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm, đặc biệt cơ cấu nội ngành công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ lực mũi nhọn. Chất lượng quy hoạch phát triển các ngành kinh tế ở Hà Nội không cao và thành phố cũng chưa huy động tốt tiềm năng kinh tế trong dân cư.

* Điều kiện xã hội

Theo kết quả tổng điều tra dân số ngày 1/4/2019, dân số Hà Nội là 8.053.837 người và rộng 3.324,92km2, gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành, đứng thứ hai về dân số và đứng đầu cả nước về diện tích, nằm trong 17 thủ đơ có diện tích lớn nhất thế giới .

Mật độ dân số Hà Nội hiện nay cũng như trước khi mở rộng địa giới hành chính khơng đồng đều giữa các quận nội và ngoại thành. Trên toàn thành phố, mật độ dân cư trung bình 1.979 người/km2 nhưng tại quận Đống Đa (trước đây là quận Hoàn Kiếm), mật độ lên tới 35.341 người/km2. Trong khi đó, ở những huyện ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ khơng tới 1.000 người/km2. Về cơ cấu dân số, theo số liệu cư dân Hà Nội là người Kinh, chiếm tỷ lệ 99,1%. Các dân tộc khác như Dao, Mường, Tày chiếm 0,9%. Theo số liệu điều tra dân số ngày 1/4/2019, tồn thành phố Hà Nội có cư dân thành thị chiếm 41,2% và cư dân nông thôn chiếm 58,1%.

2.1.3. Đánh giá các ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến

quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ.

* Thuận lợi

Hà Nội có vị trí thuận lợi, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước với các tuyến đường giao thơng huyết mạch tỏa đi khắp các tỉn, thành phố khu vực

phía Bắc. Vị trí địa lý này đã tạo điều kiện giao lưu với các tỉnh thành khác, thuận lợi trong tiếp thu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Hà Nội hội tụ đủ điều kiện để phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, du lịch và thương mại trong đó có sự thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụ RHC. Hà Nội là một thành phố có dân cư đơng đúc, có nhiều trung tâm thương mại, chung cư cao tầng, nhiều khu công nghiệp lớn và tập trung, nhiều nhà máy, trường Đại học, trung tâm nghiên cứu. Đây chính là lợi thế quan trọng của thành phố về thị trường tiêu thụ RHC.

Khí hậu Hà Nội có các yếu tố thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp, trong đó có sản xuất RHC. Quỹ đất, nhất là đất nông nghiệp cũng khá dồi dào có chất lượng về thổ nhưỡng phù hợp với trồng các loại RHC, tạo điều kiện tăng quy mô sản xuất đáp ứng nhu cầu của dân cư. Số nhân khẩu đang trong độ tuổi lao động là nguồn lao động dồi dào cho thành phố. Cùng với đó, nhu cầu sử dụng thực phẩm nói chung, sản phẩm RHC nói riêng của người dân ln ở mức cao, nên tạo đầu ra rất thuận lợi cho các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tiếp cận thị trường.

Mặt khác trình độ, dân trí, trình độ lao động có tay nghề cao đa số được tâm trung ở Hà Nội, tạo điều kiện tiếp cận với khoa học công nghệ thuận lợi, lãnh đạo địa phương quan tâm, nhu cầu của thị trường về nông sản sạch ngày càng cao đã thúc đẩy thành phố phát triển nhanh nơng nghiệp bền vững trong đó có hoạt động sản xuất RHC.

Sản xuất, tiêu thụ RHC đã được sự quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ và chỉ đạo của lãnh đạo các cấp, các ngành từ thành phố đến quận, huyện, xã, phường trong việc phát triển các vùng sản xuất, xây dựng các cơ sở chế biến RHC trên địa bàn. Nhiều vùng sản xuất rau trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có truyền thống và kinh nghiệm trong sản xuất rau từ lâu đời.

* Khó khăn

Kinh tế ngành sản xuất RHC phát triển chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, thành phố chưa làm xong công tác quy hoạch vùng RHC một cách cụ thể, thiếu nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn ngân sách cịn ít, đầu tư vào xâ y dựng kết cấu hạ tầng cơ sở trồng RHC cịn rất chậm, đầu tư cơng nghệ tiến tiến vào phát triển sản xuất RHC còn bị hạn chế.

- Chưa chủ động cung cấp nguồn nước cho sản xuất RHC, đặc biệt là vào mùa

khơ tháng 11,12 hàng năm.

- Diện tích đất sản xuất đất nơng nghiệp ở thành phố Hà Nội không nhiều và đang có xu hướng thu hẹp do tốc độ của q trình đơ thị hóa. Đời sống của người dân đặc biệt người dân ở các huyện ngoại thành có nơi cịn gặp nhiều khó khăn.

- Các tuyến giao thơng vẫn cịn đang trong giai đoạn cải tạo, nâng cấp. Hệ thống kết cấu hạ tầng đã có bước phát triển những vẫn cịn thiếu đồng bộ, đặc biệt là mạng lưới giao thông, điện, nước, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, … là những trợ lực từ bên trong, hạn chế hấp dẫn đầu tư từ bên ngoài.

- Nhận thức của một số nơng dân cịn hạn chế, chưa mạnh dạn áp dụng TBKT, nhiều người cịn lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật nên ảnh hưởng đến chất lượng nông sản và mơi trường nói chung, mơi trường nơng nghiệp nói riêng. Mơi trường bị ảnh hưởng xấu dẫn đến sức khỏe của người dân không được đảm bảo. Chất lượng nông sản kém chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Yêu cầu phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân, cùng với nhiệm vụ bảo vệ mơi trường ngày càng cao địi hỏi thành phố Hà Nội phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng hướng đến một nền nông nghiệp hữu cơ, sản xuất sạch, tăng cường đa dạng sinh học. Xuất phát từ yêu cầu nâng cao giá trị gia tăng của nông sản đồng thời hướng đến mục tiêu phục hồi và phát triển các hệ sinh thái nông nghiệp cho địa bàn nghiên cứu, bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp hữu cơ.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)