Khái quát tình hình sản xuất, tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 50 - 53)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố

2.2.1. Khái quát tình hình sản xuất, tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố

phố Hà Nội giai đoạn 2015-2019.

Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, năm 2019 thành phố Hà Nội có tổng diện tích canh tác rau là 32.805 ha phân bố ở 22 quận, huyện, thị xã: Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Từ Liêm, Thanh Trì, Hồng Mai, Long Biên, Hoài Đức, Đan Phượng, Phúc Thọ, Sơn Tây, Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xun, Mê Linh, Ứng Hịa, Mỹ Đức và Hà Đông.

Chủng loại rau được sản xuất ở Hà Nội khá phong phú với trên 40 loại rau, tập trung chủ yếu ở vụ Đông xuân. Năng suất rau trung bình đạt 19-20 tấn/ha/vụ, sản lượng rau ước đạt 570.000 tấn/năm, tương đương 1.560 tấn/ngày. Nhu cầu rau xanh của Thành phố khoảng 2.600 tấn/ngày, tương đương 950.000 tấn/năm. Với 12.041 ha canh tác rau như trên có khả năng đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu rau xanh của người dân Thủ đơ, cịn lại 40% lượng rau từ các địa hương khác đưa về (Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Lào Cai,…).

Sơ đồ 2.1. Tiêu thụ rau xanh của Hà Nội

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội

Theo báo cáo của Cục Thống kê thành phố Hà Nội, năm 2019 diện tích rau các loại tồn thành phố là 32.805 ha, sản lượng đạt 713.633 tấn; trong khi đó diện tích sản xuất RHC là 46,86ha, chiếm một tỉ lệ rất nhỏ so với tổng diện tích sản xuất rau khoảng 0,14%, sản lượng đạt 2.500 tấn, chiếm 0,35%. Diện tích sản xuất rau hữu cơ năm 2019 tại thành phố Hà Nội được thể hiện qua bảng 2.1.

Bảng 2.1: Diện tích sản xuất rau hữu cơ năm 2019

Địa điểm Chỉ tiêu Rau các loại Rau hữu cơ Tỉ lệ (%)

Thành phố Hà Nội

Diện tích (ha) 32.805 46,86 0,14%

Sản lượng (tấn) 713.633 2.500 0,35%

Nguồn: Cục Thống kê TP Hà Nội

Biểu đồ tiêu thụ rau xanh tại Hà Nội

Sản lượng (tấn/năm), 570000, 60% Sản lượng (tấn/năm), 380000, 40%

Sản lương SX rau của Hà nội

Hàng năm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội giao Chi cục Trồng trọt và BVTV phối hợp với các địa phương rà soát, quy hoạch các vùng sản xuất RHC tập trung để quản lý, giám sát và cấp giấy chứng nhận, diện tích RHC tăng dần qua các năm.

Biểu đồ 2.1: Diện tích sản xuất RHC tại Hà Nội năm 2015 – 2019 (ha)

Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội

Qua biểu đồ 2.1 cho thấy diện tích sản xuất rau hữu cơ ở thành phố Hà Nội có xu thế tăng dần qua các năm. Tuy diện tích trồng RHC có tăng lên nhưng so với diện tích sản xuất rau các loại của tồn thành phố lại rất nhỏ. Những năm đầu mới thành lập, việc sản xuất rau hữu cơ cịn gặp rất nhiều khó khăn, người tiêu dùng chưa mặn mà với rau hữu cơ, cộng với sản phẩm cịn chịu cạnh tranh của rau thơng thường về giá bán, … Nhưng nhờ làm tốt cơng tác tun truyền, trong q trình sản xuất các hộ tham gia mơ hình tn thủ theo đúng kỹ thuật, sản phẩm đảm bảo chất lượng nên diện tích và năng suất rau hữu cơ trên địa bàn càng ngày càng tăng.

Chủng loại rau được sản xuất khá phong phú với trên 40 loại rau, tập trung chủ yếu ở vụ Đông và Đông Xuân. Nhu cầu rau RHC của người dân Hà Nội ngày càng tăng, tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp thường đi tiên phong trong những lĩnh vực có nhu cầu cao thì sự tham gia của các doanh nghiệp đối với thị trường RHC còn hạn chế, cho nên việc tiêu thụ RHC vẫn mang tính chất mua bán nhỏ lẻ,

3.4 0.1 26.8 2.8 0 29.6 13.5 1.8 41.3 0 4.1 37.2 14.7 5.04 46.86 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Diện tích mở rộng Diện tích bị đóng Tổng diện tích 2015 2016 2017 2018 2019

chưa có chiến lược kinh doanh hay xây dựng thương hiệu, đủ tầm cho RHC phát triển đồng bộ. Cũng chính vì thế mà đến nay mặc dù nhu cầu RHC cao nhưng người sản xuất vẫn gặp khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Sản lượng rau như trên chỉ có khả năng đáp ứng được khoảng 60%, 40% nhu cầu sử dụng rau cho toàn thành phố Hà Nội lượng rau còn lại được cung cấp từ các địa phương khác như: Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Lào Cai, ...

RHC tại Hà Nội hiện được bày bán tại 41 siêu thị, cửa hàng, đại lý bán rau hữu cơ như: Bác Tơm, Sói Biển, Haprofood, Vian food, AEON Mall, Unimart, Vinmart, 9 Food, Ecofood, Donavi, Top Green… giá thu mua rau củ quả các loại ổn định trung bình 15.000đ/kg, sản lượng tiêu thụ trung bình từ 50-120kg/cửa hàng/ngày.

Ngoài sản xuất rau hữu cơ theo các nhóm nơng dân, tại các xã trên địa bàn thành phố xuất hiện một số doanh nghiệp tham gia sản xuất rau hữu cơ, như: Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Việt Liên với diện tích sản xuất rau hữu cơ đạt 3ha trên địa bàn quận Long Biên, Công ty TNHH Khai thác tiềm năng sinh thái Hịa Lạc diện tích sản xuất rau hữu cơ đạt 10ha trên địa bàn huyện Thạch Thất...

Hình thức tiêu thụ rau hữu cơ chủ yếu thông qua hợp đồng thu mua với các siêu thị, cơng ty, cửa hàng bán rau an tồn và theo đơn đặt hàng trực tiếp của các hộ gia đình. Theo tính tốn, sản lượng rau hữu cơ tiêu thụ trung bình của các nhóm hộ sản xuất trên địa bàn thành phố từ 40-50 tấn; của Công ty TNHH Thương mại và đầu tư Việt Liên 10-12 tấn, Công ty TNHH Khai thác tiềm năng sinh thái Hòa Lạc 25-30 tấn.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)