Hồn thiện cơng tác quản lý tiêu thụ rau hữu cơ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 82 - 86)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa

3.2.4. Hồn thiện cơng tác quản lý tiêu thụ rau hữu cơ

Tiêu thụ sản phẩm có vai trị quan trọng đối với sự phát triển của sản xuất RHC. Trong thời gian tới cần phải đẩy mạnh các hoạt động tiêu thụ RHC bằng các biện pháp sau:

- Phát triển và gắn kết chặt chẽ mối quan hệ giữa ba khâu sản xuất, chế biến,

tiêu thụ rau sẽ góp phần đảm bảo sự ổn định trong tiêu thụ rau trên thị trường về số lượng, chất lượng, VSATTP. Liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở sản xuất, chế biến rau với các quầy hàng, cửa hàng, siêu thị bán rau. Tạo lập mối liên kết lâu dài giữa giữa người sản xuất RHC và DN, siêu thị, bếp ăn tập thể, … thông qua hợp đồng kinh tế, từ đó nâng cao trách nhiệm của từng tác nhân trong chuỗi giá trị, người sản xuất cam kết sản xuất đúng chủng loại rau, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được cấp chứng nhận sản phẩm, đồng thời doanh nghiệp cam kết thu mua đủ số lượng rau đã ký kết trong hợp đồng.

- Chính quyền địa phương trợ giúp trong việc hệ thống các kênh tiêu thụ, mở

rộng các kênh phân phối, phát triển mạng lưới tiêu thụ RHC rộng khắp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tổ chức các hình thức tiêu thụ RHC theo hướng văn minh hiện đại, sạch sẽ và thuận tiện thay thế các chợ tạm, bán rong, bán trên vỉa hè… Mở rộng các kênh phân phối trực tiếp từ người trồng RHC tới những người tiêu dùng tập thể và các gia đình, mở rộng đối tượng cung ứng tới các nhà máy chế biến rau, nhà ăn tập thể và cơ sở dịch vụ của các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, trường đại học, cao đẳng và trung học chun nghiệp...

thụ có bao bì bảo quản, nhãn mác, tổ chức các hoạt động sơ chế, chế biến, cấp giấy chứng nhận sản phẩm RHC, hoạt động vận chuyển giao hàng đến tận nơi cho người tiêu thụ, mua bán theo hợp đồng, khối lượng sản phẩm rau lớn, sản phẩm đồng đều, chất lượng, hình thức mẫu mã đẹp, sự thuận tiện trong tiêu dùng, sự đa dạng về mẫu mã, đa dạng về chủng loại rau.

- Các cơ quan Nhà nước chú trọng vào công tác quản lý thị trường tiêu thụ RHC. Kiểm soát chặt chẽ chất lượng rau, VSATTP, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng và người sản xuất. Sản phẩm RHC phải có chứng nhận, tem mác, nguồn gốc, xuất xứ và được kiểm tra chất lượng trước khi đưa vào tiêu thụ ở trên thị trường. Tổ chức các đơn vị có chức năng kiểm tra, giám sát chất lượng rau, kiểm tra viên được trang bị các dụng cụ kiểm tra nhanh, nếu phát hiện dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng quá ngưỡng cho phép, có quyền hủy số rau này, có chế tài phạt cơ sở sản xuất hay kinh doanh RHC vi phạm.

- Các cơ quan chức năng Nhà nước trợ giúp tăng cường công tác thông tin thị trường và xúc tiến thương mại bằng biện pháp tăng cường tuyên truyền quảng bá về lợi ích và tác động của RHC đến sức khỏe con người và môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tổ chức hội thảo, diễn đàn, hội nghị khách hàng nhằm tạo điều kiện giao lưu giữa người sản xuất, doanh nghiệp thu mua RHC và người tiêu dùng; Thông qua hội nghị, hội thảo người sản xuất nắm bắt được nhu cầu thị trường đang cần từ đó xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp, đảm bảo số lượng và chất lượng đầu ra; doanh nghiệp nắm bắt được thông tin về các cơ sở sản xuất RHC uy tín từ đó ký kết hợp đồng với các cơ sở sản xuất phục vụ việc phân phối RHC cho thị trường trong nước và xuất khẩu; người tiêu dùng được củng cố niềm tin về chất lượng RHC đang được bán trên thị trường.

3.2.5. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ sản xuất rau

hữu cơ.

Trong những năm qua, Thành phố Hà Nội đã quan tâm đến hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, chuyển giao TBKT cho nông dân sản xuất RHC, song kết quả chưa được như mong muốn. Nhiều nông dân vừa vơ tình vừa là hữu ý

khơng tn thủ áp dụng đúng quy trình kĩ thuật và các điều kiện đặt ra với sản xuất RHC, nên năng suất, chất lượng sản phẩm còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Nguyên nhân chủ yếu là: đầu tư cho tuyên truyền nâng cao nhận thức, đào tạo nơng dân cịn thấp; nội dung và hình thức đào tạo chưa phù hợp, chủ yếu là đào tạo ngắn ngày, nặng về lý thuyết, ít thực hành, chưa phát huy được tính tự chủ sáng tạo của nông dân; đào tạo mới tập trung vào chuyển giao kĩ thuật, chưa đi sâu vào nâng cao năng lực quản lí, marketing sản phẩm cho người sản xuất. Bởi vậy, trong thời gian tới cần quan tâm đến những vấn đề sau:

Thứ nhất, tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức của người trồng rau trong việc tuân thủ các quy trình, điều kiện đặt ra đối với sản xuất RHC. Sử dụng hiệu quả các phương tiện truyền thông, đặc biệt là hệ thống loa truyền thanh ở các xã, phường cho công tác tuyên truyền. Tiến hành các nghiên cứu có sự tham gia của người sản xuất để đánh giá tác hại của việc sản xuất không theo tổ chức quy trình kĩ thuật và sử dụng kết quả nghiên cứu này để tuyên truyền. Tổ chức các buổi toạ đàm giữa đại diện người sản xuất và người tiêu dùng trên truyền hình, đài phát thanh để người sản xuất hiểu rõ yêu cầu và mong muốn của người tiêu dùng, đồng thời người tiêu dùng cũng hiểu hơn về người sản xuất.

Thứ hai, lựa chọn nội dung và hình thức chuyển giao TBKT phù hợp. Cần tập chung hoàn thiện và áp dụng hình thức chuyển giao thông qua “lớp huấn luyện nông dân” dựa trên nguyên tắc IPM. Sau nhiều năm áp dụng, hình thức này cho thấy rất phù hợp với nông dân và chứng minh được tính hiệu quả của nó, vì đã gắn lý thuyết với thực hành, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của nơng dân. Tuy nhiên, cần phải đào tạo được một đội ngũ giáo viên giỏi về kiến thức và phương pháp, đồng thời biên soạn và thiết kế giáo trình cho nhiều loại cây rau khác nhau.

Thứ ba, khuyến khích nơng dân tự tìm hiểu, khám phá kiến thức khoa học kỹ thuật. Thành lập các nhóm, câu lạc bộ nơng dân đồng sở thích nghiên cứu khoa học. Sử dụng các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật hướng dẫn và hỗ trợ họ tự thiết kế và triển khai các thí nghiệm ngay trên đồng ruộng của mình. Bên cạnh đó, giúp họ tiếp xúc và trao đổi thông tin, kinh nghiệm với các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật thuộc các Viện, Trường, Trung tâm, Trạm, Trại; tham gia các hội nghị, hội thảo, tọa

đàm, đối thoại có liên quan đến sản xuất RHC.

Thứ tư, ngồi nâng cao trình độ kỹ thuật, cần phải nhanh chóng nâng cao trình độ tổ chức, quản lý và marketing sản phẩm cho người sản xuất. Trong xu thế ngày nay, cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, người sản xuất đơn lẻ khó có thể đứng vững trên thị trường, họ cần phải liên kết, hợp tác với nhau tạo ra sức mạnh trong cạnh tranh. Tuy nhiên, với người nơng dân, trình độ tổ chức, quản lý và marketing sản phẩm rất hạn chế. Bởi vậy, cần phải nhanh chóng giúp họ khắc phục hạn chế này.

Để thực hiện được các giải pháp trên, trong khuôn khổ nhất định, luân văn đề xuất mơ hình chuyển giao TBKT hiệu quả cho nơng dân, được mô tả trong Sơ đồ 3.1.

Sơ đồ 3.1: Mơ hình đào tạo nơng dân

- Bước 1: Đào tạo đội ngũ giảng viên nguồn. Lựa chọn cán bộ của Chi cục Trồng trọt và BVTV, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã có kiến thức và kinh nghiệm trong sản xuất rau, tiếp tục nâng cao kiến thức và phương pháp đào tạo có sự tham gia cho họ. Với quy mơ sản xuất, vị trí địa lý và nguồn lực sẵn có, nên đào tạo 02 người ở cấp thành phố và mỗi huyện 01 người.

- Bước 2: Đào tạo đội ngũ tập huấn viên cho các xã, phường. Các giảng viên nguồn sẽ tiến hành đào tạo đội ngũ tập huấn viên ở xã, phường. Mỗi xã, phường nên đào tạo từ 2 đến 4 tập huấn viên, lý tưởng nhất là mỗi thơn có một tập huấn viên.

Giảng viên nguồn

Tập huấn viên

Nông dân

Vai trị của chính quyền và các tổ chức

Các tập huấn viên là những người trực tiếp sản xuất, có uy tín, trình độ và kinh nghiệm, có khả năng tiếp thu và truyền đạt lại cho người khác.

- Bước 3: Đào tạo nông dân thông qua các lớp huấn luyện nông dân áp dụng nguyên tắc IPM. Các tập huân viên sẽ trực tiếp huấn luyện nông dân trên đồng ruộng, giúp họ học lý thuyết kết hợp với thực hành, triển khai các thí nghiệm về phương pháp canh tác, phân bón, … Trong q trình tập huấn, tập huấn viên này thường xun được nâng cao trình độ và có sự trợ giúp giảng viên nguồn khi cần thiết. Họ vừa là tập huấn viên, vừa là những cộng tác viên tích cực cho hệ thống khuyến nông và bảo vệ thực vật.

- Bước 4: Củng cố kiến thức cho nông dân. Sau khi nông dân được học và áp dụng kiến thức kỹ thuật sản xuất RHC, chính các tập huấn viên, giảng viên nguồn sẽ khuyến khích, tạo động lực và giúp nơng dân tham gia các nhóm, câu lạc bộ đồng sở thích để tiếp tục trao đổi, tìm tịi, nghiên cứu nhằm củng cố và mở rộng kiến thức. Q trình này có sự hỗ trợ tích cực của giảng viên nguồn, tập huấn viên, nhà khoa học và cán bộ kỹ thuật từ bên ngoài.

Mơ hình trên sẽ tận dụng và phát huy hiệu quả khả năng của một số giảng viên nguồn và tập huấn viên đã được tổ chức ADDA đào tạo trước đây, đồng thời tận dụng được đội ngũ cộng tác viên của Chi cục Trồng trọt và BVTV Hà Nội và Trung tâm Khuyến nông Hà Nội hiện đang hoạt động tại cơ sở. Nếu tính tốn cụ thể, thì mơ hình này khơng những hiệu quả về kinh tế, đảm bảo tính bền vững, mà cịn giúp cho nơng dân dễ tiếp thu và áp dụng kiến thức. Tuy nhiên, để mơ hình này thành công, rất cần sự quan tâm của chính quyền và tổ chức quần chúng các cấp trong việc cấp kinh phí cho đào tạo, thiết lập quan hệ, cung cấp thông tin, xây dựng cơ chế hỗ trợ hợp lý cho đội ngũ giảng viên nguồn, đặc biệt là đội ngũ tập huấn viên.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 82 - 86)