Công tác tổ chức sản xuất rau hữu cơ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 55 - 58)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố

2.2.3. Công tác tổ chức sản xuất rau hữu cơ

Các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước về sản xuất RHC đã được Thành phố thiết lập xây dựng từ thành phố xuống đến cơ sở. Tổ chức quản lý hành chính nhà nước về sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau hiện nay ở trên địa bàn Hà Nội gồm có các cơ quan chính là: Sở NN&PTNT Hà Nội được giao nhiệm vụ chỉ đạo sản xuất RHC, trong đó Trung tâm Khuyến Nông và Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật là hai đơn vị trực thuộc Sở được phân công chỉ đạo trực tiếp thông qua các Phịng Kinh tế và Phát triển nơng thơn ở các quận, huyện. Ở cấp xã, theo hệ thống ngành dọc, có các cán bộ phụ trách nông nghiệp tham gia. Khi triển khai các chương trình cụ thể thì các nhóm, liên nhóm, HTX và hộ sản xuất là trung tâm nòng cốt của hoạt động.

Sơ đồ 2.2: Tổ chức và quản lý nhà nước về sản xuất RHC trên địa bàn thành phố Hà Nội

Những năm gần đây, được sự quan tâm của Chính quyền địa phương, sự hỗ trợ của một số tổ chức quốc tế, sự liên kết, hợp tác giữa nông dân với nhau trong sản xuất, kinh doanh RHC ngày càng phát triển thơng qua các nhóm, liên nhóm, HTX sản xuất và tiêu thụ RHC. Nơng dân tham gia các nhóm, liên nhóm và HTX này trên ngun tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi. Họ cùng nhau góp vốn, lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, có Ban Quản lý và sự phân công trách nhiệm rõ ràng. Chính sự liên kết hợp tác này đã đạt được những kết quả nhất định,

Sở NN và PTNT

Trung tâm Khuyến nông Chi cục Trồng trọt và BVTV

UBND quận, huyện Phòng Kinh tế và PTNT

UBND xã, phường Cán bộ phụ trách NN

THT/HTX sản xuất RHC

phần nào khắc phục được những hạn chế của sản xuất theo quy mô hộ gia đình. Cụ thể là:

- Sự liên kết, hợp tác trên đã góp phần củng cố và nâng cao kiến thức của người sản xuất, đẩy nhanh ứng dụng TBKT, bước đầu tạo sự phấn khởi và niềm tin cho nông dân khi tham gia. Theo kết quả điều tra, trên 95% số hộ cho rằng tham gia nhóm, liên nhóm, HTX có thuận lợi hơn về trao đổi kinh nghiệm, mua và thử nghiệm giống, phân bón, thuốc BVTV, giúp nhau về vốn, hỗ trợ nhau khi khó khăn, dễ dàng trong giám sát chất lượng và đáp ứng hợp đồng.

- Sự liên kết và hợp tác đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm của các nhóm, liên nhóm và HTX sản xuất ra có ghi rõ họ tên, địa chỉ của người sản xuất, thường được tiêu thụ trực tiếp qua các cửa hàng của nhóm, liên nhóm và HTX hoặc tiêu thụ thơng qua các hợp đồng với cửa hàng bán thực phẩm sạch, siêu thị, bếp ăn tập thể, đã bước đầu tạo niềm tin và chữ tín đối với người tiêu dùng. Tiêu thụ rau chủ yếu dựa vào lòng tin và chữ tín, với giá bán thường cao hơn rau thường khoảng 10% đến 25%.

- Thông qua liên kết, hợp tác nhiều khu vực sản xuất tập trung đã được hình thành, như ở xã Đặng Xá, Đông Dư, huyện Gia Lâm, xã Thanh Xuân, Đông Xuân huyện Sóc Sơn, ... Ở đây, chính quyền và các đoàn thể địa phương đã vận động nông dân tự nguyện dồn điền, đổi thửa, chuyển từ sản xuất lúa sang sản xuất RHC, đồng thời đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất.

Tuy nhiên, các hình thức liên kết, hợp tác trên vẫn đang bộc lộ một số hạn chế nhất định:

- Tổ chức sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Quy mơ diện tích sản xuất của từng hộ thành viên nhỏ, phân tán, bản thân các thành viên chỉ muốn trồng cây có giá trị cao, trong khi thị trường đòi hỏi đa dạng chủng loại sản phẩm, do đó gây khó khăn cho việc lập và thực hiện kế hoạch chung trên cơ sở hợp đồng và nhu cầu người tiêu dùng, đặc biệt với những thời điểm giáp vụ hoặc thời tiết xấu.

- Trình độ của Ban quản lý cịn rất hạn chế, đặc biệt trong khâu tiếp cận thơng tin, TBKT mới, tìm kiếm thị trường, quảng cáo, marketing sản phẩm, lập kế hoạch và chỉ đạo sản xuất.

- Các nhóm, liên nhóm chưa có tư cách pháp nhân trong giao dịch và ký kết các hợp đồng kinh tế. Tất cả các giao dịch, ký kết hợp đồng từ trước tới nay đều dựa trên chữ tín hoặc dựa vào sự bảo lãnh của Hội Nông dân hoặc HTX nông nghiệp. Cách làm này có rất nhiều rủi ro, nhất là khi các hợp đồng kinh tế lớn.

- Đa số các HTX chuyển đổi theo luật chỉ tập trung làm một số khâu dịch vụ, như tưới tiêu, vật tư đầu vào, tập huấn cho nơng dân. Một số HTX có tổ chức sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, nhưng chưa hiệu quả do Ban quản lý chưa năng động, trình độ quản lý yếu, HTX được đầu tư khơng hồn lại lớn, nên việc tính tốn hiệu quả kinh tế chưa được quan tâm đầy đủ.

- Những HTX mới được thành lập theo luật chưa thực sự hoạt động theo nguyên tắc cơ bản của mình. Sáng lập viên phần lớn là những hộ có kinh nghiệm, có mối làm ăn, cần mở rộng quy mô kinh doanh, có tư cách pháp nhân và giấy chứng nhận sản xuất RHC. Do vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX bị chi phối nhiều bởi các sáng lập viên này. Hơn nữa, HTX mới chỉ tiêu thụ một phần sản phẩm của xã viên, phần còn lại vẫn được thu gom từ bên ngoài. Đây là một nguy cơ gây rủi ro về mặt chất lượng và mất lòng tin của khách hàng.

- Khối lượng sản phẩm tiêu thụ qua các hình thức liên kết, hợp tác này cịn rất ít, mới chiếm khoảng 25% tổng lượng sản phẩm sản xuất ra. Ngoài ra, chỉ có khoảng 75% lượng sản phẩm của các thành viên được tiêu thụ qua kênh này, phần còn lại vẫn phải bán ngoài. Thu nhập của các thành viên cũng chỉ cao hơn so với những người không tham gia là 11%, trong khi lại phải chịu ràng buộc bởi nhiều quy định, nên đã có 12% thành viên xin ra.

- Sự liên kết này hầu hết mang tính tự phát hoặc phụ thuộc vào chương trình, dự án do nước ngồi tài trợ.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)