Phương hướng phát triển sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 75 - 78)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Phương hướng phát triển sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn

bàn thành phố Hà Nội.

3.1.1. Căn cứ xác định phương hướng phát triển sản xuất và tiêu thụ rau

hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3.1.1.1. Căn cứ vào nhu cầu thị trường.

Dân số trung bình năm 2019 trên địa bàn TP Hà Nội ước tính đạt 8.093,9 nghìn người, tăng 2,3% so với năm 2018, trong đó dân số khu vực thành thị 3.982,1 nghìn người, chiếm 49,2% tổng dân số và tăng 2,0%; dân số khu vực nơng thơn 4.111,8 nghìn người, chiếm 50,8% và tăng 2,5%. Thói quen tiêu dùng thực phẩm của người Hà Nội biến đổi theo hướng hữu cơ, chất lượng đảm bảo vì vậy nhu cầu sử dụng RHC thay cho các loại rau thường sẽ tăng cao từ 10 cho đến 20 năm nữa.

Ngày 26 tháng 12 năm 2016, Thứ Trưởng Bộ NN&PTNT đã ký quyết định 5391/QĐ-BNN-TT về việc phê duyệt quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn cung cấp cho TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, theo đó sẽ quy hoạch khoảng 22 - 26 ngàn ha đất nơng nghiệp để sản xuất rau an tồn tại 9 tỉnh/thành phố thường xuyên cung cấp rau cho TP. Hà Nội, bao gồm: Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Sơn La, Hịa Bình, Lào Cai và TP. Hà Nội. Định hướng đến năm 2030, diện tích gieo trồng rau an tồn tại các tỉnh trong vùng quy hoạch đạt khoảng 106-125 ngàn ha, sản lượng từ 2,7 - 3,1 triệu tấn nhu cầu sử dụng rau an toàn tại TP. Hà Nội khoảng 1.315.000 tấn; trong đó, sản xuất tại TP. Hà Nội 867.500 tấn, các tỉnh khác cung cấp 447.500 tấn.

Như vậy trong những năm tới, thành phố cần phải có các giải pháp phù hợp, nỗ lực rất lớn để mở rộng diện tích, cải thiện năng suất và chất lượng RC để đảm bảo cung cấp đủ cho nhu cầu sử dụng cho người dân trong thành phố và phục vụ cho mục đích xuất khẩu.

3.1.1.2. Căn cứ vào tiềm năng và kết quả phát triển sản xuất rau hữu cơ của Hà Nội.

Hà Nội nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của đồng bằng Bắc Bộ, có vị trí địa lý, điều kiện đất đai, khí hậu hết sức thuận lợi cho việc phát triển sản xuất RHC. Quỹ đất cho phát triển sản xuất RHC còn rất lớn, đặc biệt ở khu vực Sóc Sơn, Đơng Anh và Gia Lâm.

Môi trường pháp lý và một số cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất RHC đã được xây dựng và đang tiếp tục hoàn thiện. Hà Nội là nơi tập trung rất nhiều trường Đại học, các Viện, Trung tâm nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực nơng nghiệp. Vì vậy, việc áp dụng các TBKT vào phát triển sản xuất rất thuận lợi so với các địa phương khác.

Đại bộ phận lực lượng lao động có trình độ dân trí và tay nghề cao, năng động trong sản xuất và nhạy bén tiếp cận thị trường. Người sản xuất có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất rau, đã được đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức và kiến thức về sản xuất và tiêu thụ RHC.

3.1.1.3. Căn cứ vào chủ trương, phương hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ

của Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội.

a. Chủ trương phát triển nông nghiệp hữu cơ của Đảng và Nhà nước.

Tại Diễn đàn Quốc tế Nông nghiệp hữu cơ diễn ra tại Hà Nội ngày 15-16

tháng 12 năm 2017, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã nhấn mạnh: sản xuất nông nghiệp hữu cơ là một phương thức sản xuất nông nghiệp thân thiện với mơi trường và góp phần quan trọng để phục hồi, duy trì, bảo dưỡng hệ sinh thái tự nhiên cũng như sức khỏe con người. Phát triển nông nghiệp hữu cơ đang là xu hướng của thế giới và Việt Nam sẽ đón đầu xu hướng đó. Một trong các biện pháp thúc đẩy phát triển sản xuất hữu cơ là hoàn thiện thể chế, cơ chế và chính sách.

Nghị quyết số 06-NQ/TW Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ngày 5 tháng 11 năm 2016 nêu rõ: Tập trung phát triển ngành nông nghiệp với các sản phẩm sạch, thân thiện với mơi trường, nơng nghiệp hữu cơ, có năng suất cao, có giá trị lớn và có khả năng xuất khẩu phù hợp với biến đổi khí hậu và mơi trường sinh thái. Triển khai hiệu quả các nội dung “tam nơng”, mơ hình

“liên kết bốn nhà”. Khuyến khích phát triển bền vững kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã kiểu mới với nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng; tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế hộ gia đình phát triển góp phần hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, tiêu dùng và xuất khẩu.

Chính phủ đã ban hành nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 về nông nghiệp hữu cơ, nghị định này quy định về sản xuất, chứng nhận, ghi nhãn, logo, truy xuất nguồn gốc, kinh doanh, kiểm tra nhà nước các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2020 về phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030. Mục tiêu nhằm phát triển nền nông nghiệp hữu cơ có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái, gắn với kinh tế nơng nghiệp tuần hồn phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

b. Phương hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ của thành phố Hà Nội.

Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 03 tháng 1 năm 2018 về đánh giá thực trạng chất lượng và giải pháp bền vững đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kế hoạch này là cơ sở để thực hiện Quyết định số 923/QĐ-BNN-KH ngày 24/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến hết năm 2020.

Kế hoạch 196/KH-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2018 về nâng cao năng lực chứng nhận sản phẩm giai đoạn 2019-2020 nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại các vùng sinh thái khác nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Quyết định số 390/QĐ-UBND ngày 17 tháng 1 năm 2019 về việc ban hành danh mục sản phẩm nơng nghiệp chủ lực cấp thành phố, chính thức công nhận RHC là một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của thành phố, cần được khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ.

Đây là những căn cứ pháp lý quan trọng cho việc xác định phương hướng, giải pháp nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển

sản xuất RHC gắn với công nghệ chế biến và tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới tại Hà Nội.

3.1.2. Phương hướng phát triển sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa

bàn thành phố Hà Nội.

- Phát triển sản xuất RHC theo hướng bền vững, không chỉ tăng thu nhập cho người sản xuất mà cịn góp phần giải quyết vấn đề lao động nông thôn, bảo vệ sức khỏe của người sản xuất, người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, sinh thái.

- Phát triển sản xuất RHC ở Hà Nội theo hướng hình thành các vùng sản xuất tập trung, quy mơ lớn, trình độ thâm canh cao trên cơ sở các vùng sản xuất tập trung hiện có, hình thành các vùng sản xuất tập trung mới thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vận động nông dân dồn điền đổi thửa, từ đó tạo sự gắn kết và thuận lợi cho việc đầu tư phát triển sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Phát triển sản xuất RHC theo hướng tiếp tục mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. đa dạng hóa chủng loại, vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người dân thủ đô vừa đáp ứng một phần nhu cầu trong nước và xuất khẩu; xây dựng các mơ hình trồng RHC thành cơng để thúc đẩy các địa phương khác học hỏi và áp dụng vào thực tiễn.

- Phát triển sản xuất RHC dựa trên phương thức sản xuất, công nghệ phù hợp, đẩy nhanh ứng dụng TBKT trong sản xuất.

- Phát triển tiêu thụ RHC thông qua ký kết hợp đồng với doanh nghiệp, siêu thị, nhà máy, bếp ăn các cơ quan, đơn vị có nhu cầu sử dụng RHC; làm việc với địa phương cùng hồn thiện các chính sách đầu tư phát triển vùng nguyên liệu (chính sách hỗ trợ dân khâu làm đất, giống, tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc, cơng nghệ sau thu hoạch, …

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)