Giám sát và chứng nhận chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 62 - 64)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố

2.2.7. Giám sát và chứng nhận chất lượng sản phẩm

Việc thanh tra, giám sát được thực hiện 2 lần/năm, bắt đầu vào tháng 1- 2 và thanh tra định kỳ tháng 6 hoặc tháng 7 hàng năm (định kỳ 6 tháng) cho tất cả các diện tích sản xuất RHC. Song song với đó là các đợt thanh tra đột xuất khơng báo trước (thường được thực hiện vào khoảng thời gian rau sắp cho thu hoạch (trước khi cung cấp ra thị trường) hoặc thời điểm sản xuất rau trái vụ (thời điểm có nhiều sâu bệnh hại, dễ có nguy cơ nông dân sử dụng thuốc BVTV) theo yêu cầu của công ty hoặc bất kỳ thành phần nào khác.

Ở Hà Nội hiện nay, quy mô sản xuất rau hữu cơ chủ yếu mới dừng lại ở hình thức liên nhóm hoặc nhóm sản xuất, khi mà Bộ KH&CN vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về các tiêu chuẩn chứng nhận cho cây rau thì việc áp dụng các chứng nhận nước ngồi chỉ phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất quy mơ lớn, có khả năng xuất khẩu, vậy làm thế nào để những nông hộ sản xuất quy mơ nhỏ có thể tiếp cận quy trình sản xuất an tồn và bền vững? Hệ thống đảm bảo có sự tham gia (PGS) có thể là một lựa chọn hợp lý. PGS là một hệ thống có thể liên kết được các tác nhân trong sản xuất nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, minh bạch thông tin và thiết lập niềm tin với sản phẩm. PGS cùng có mục tiêu chung với các cơ quan chứng nhận từ bên ngồi đó là cung cấp hệ thống đảm bảo đáng tin cậy cho người tiêu dùng đang tìm kiếm sản phẩm hữu cơ. Sự khác nhau chỉ là ở phương pháp: hệ thống PGS khuyển khích hoặc thậm chí có thể yêu cầu sự tham gia trực tiếp của người nông dân và người tiêu dùng vào quá trình cấp chứng nhận. Sự tham gia trực tiếp giúp các chương trình của PGS giảm bớt được các cơng việc giấy tờ và ghi chép hồ sơ mà điều này có ý nghĩa quan trọng giúp những nông dân sản xuất nhỏ trong hệ thống sản xuất hữu cơ có thể tham gia và giữ cho việc cấp chứng nhận có mức chi phí thấp.

Bảng 2.2. Đội ngũ thanh tra, giám sát sản xuất rau hữu cơ ở Thanh Xuân, Sóc Sơn Thanh Xuân, Sóc Sơn

TT Thành phần Số lượng

(người) Ghi chú

1 Đại diện chính

quyền địa phương 5

Gồm lãnh đạo UBND, Phịng Nơng nghiệp, Hội Nông dân, Trạm BTVT, KNKL

2 Giảng viên nông dân 2

Là những nông dân đã được tập huấn kỹ thuật trở thành giảng viên nông dân để truyền đạt kiến thức, hiểu biết cho các nông dân khác tham gia tập huấn

3 Trưởng nhóm sở

thích 21

Đại diện cho các nhóm sở thích và HTX sản xuất rau hữu cơ

4 Người tiêu dùng 5 Là những người trực tiếp sử dụng sản phẩm

rau hữu cơ

5 Tổ chức phi chính

phủ 1

Đại diện cho tổ chức tài trợ ADDA Đan Mạch

6 Công ty tiêu thụ sản

phẩm 4

Giám đốc hoặc nhân viên quản lý của các công ty tham gia tiêu thụ sản phẩm

Nguồn: Liên nhóm hữu cơ Thanh Xuân

Lực lượng tham gia kiểm tra, giám sát sản xuất rau hữu cơ là các thanh tra viên thuộc Nhóm sản xuất hoặc Liên nhóm nằm trong hệ thống giám sát nội bộ đều được hồn thành khóa huấn luyện về nghiệp vụ thanh tra. Ở hệ thống PGS là các nhóm hộ tham gia giám sát chéo lẫn nhau, nếu các hộ sản xuất càng duy trì tốt cơng tác tự giám sát và tổ chức sản xuất càng chặt chẽ thì thời gian, chi phí giám sát bên ngoài càng giảm. Nội dung kiểm tra, giám sát sản xuất rau hữu cơ được thực hiện thông qua việc thanh tra chéo các nhóm trong q trình sản xuất, bao gồm thanh tra: (1) Kế hoạch quản lý đồng ruộng (bao gồm thực trạng sản xuất đồng ruộng và ghi chép sổ sách); (2) Tổ chức xét nghiệm dư lượng NO3 và (3) Tổ chức xét nghiệm dư lượng thuốc sâu.

Thông qua các cuộc thanh tra, kiểm tra báo trước và bất thường, một số nhóm bị từ chối cấp chứng nhận do không ghi chép nhật ký thường xuyên, chưa có kết quả xét nghiệm đất và nước, thậm chí một số nhóm khơng đạt u cầu đã bị ngừng hoạt động.

Bảng 2.3: Kết quả thanh tra, giám sát chất lượng liên nhóm Thanh Xuân, giai đoạn 2015 - 2017

Chỉ tiêu 2015 2016 2017

1. Tổng số nhóm 17 22 22

2. Số nhóm mới thành lập 5 8 1

3. Số nhóm ngừng hoạt động do vi phạm 1 3 1

4. Tổng số nông dân tham gia 151 117 120

5. Tổng diện tích canh tác 12.52 13.65 12.24

6. Diện tích mở rộng mới 0.52 4.56 1.55

7. Diện tích ngừng sản xuất 0.69 2.83 0.9

Nguồn: Liên nhóm hữu cơ Thanh Xuân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 62 - 64)