Một số phương pháp chọn giống

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi gia súc nhai lại (Nghề: Chăn nuôi - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 33 - 38)

2.1. Phương pháp đánh giá và chọn lọc trâu bị đực giống

Trâu bị đực giống cĩ ý nghĩa rất to lớn trong việc hồn thiện đàn và cải tiến di truyền. Với sự ra đời của cơng nghệ thụ tinh nhân tạo bằng tinh đơng lạnh thì vai trị của việc chọn lọc đực giống càng trở nên cực kỳ quan trọng. Người ta thường đánh giá và chọn lọc trâu bị đực để làm giống thơng qua nguồn gốc, cá thể và đời sau.

2.1.1. Đánh giá và chọn lọc theo nguồn gốc

Chọn lọc theo nguồn gốc là quá trình chọn lọc dựa vào hệ phả để xem xét các đời tổ tiên của đực giống. Giống và đặc tắnh của giống được xác định dựa trên cơ sở các số liệu về nguồn gốc của bố mẹ, cùng với việc xem xét nhận định trên con vật.

- Nguồn gốc xuất thân của đực giống, đặc điểm di truyền ở các đời trước. Trên cơ sở đĩ biết được tiềm năng di truyền của ựực giống.

- Mối quan hệ huyết thống của các cá thể đực cái ở các đời khác nhau của tổ tiên đực giống, các nguyên tắc ghép đơi giao phối ở bố mẹ và tổ tiên, để cĩ cơ sở tổ chức khâu chọn phối ở đời sau.

- Mức độ ổn định di truyền của các tắnh trạng qua các thế hệ. Các tắnh trạng di truyền càng ổn ựịnh thì phẩm chất của tổ tiên càng cĩ thể truyền lại cho đời sau một cách chắc chắn.

Khi đánh giá, cần xem xét sự biểu hiện tốt hay xấu của các tắnh trạng về ngoại hình, thể chất, sinh trưởng, phát dục và sức sản xuất của các đời trước, đặc biệt là ở bố mẹ.

Khi chọn lọc đực giống theo nguồn gốc nên kết hợp đánh giá cả chị/em ruột thịt hay nửa ruột thịt. Chị/em gái cĩ ý nghĩa quan trọng đối với chọn lọc một con đực làm giống vì chúng cĩ cùng nguồn gốc với đực giống đang được đánh

25

giá. Đặc biệt với cơng nghệ cấy truyền phơi hiện nay thì khả năng chọn lọc đực giống thơng qua chị em gái càng trở nên hiện thực hơn.

Trong cơng tác giống hiện đại, việc chọn lọc đực giống theo nguồn gốc được tiến hành khi con vật chưa ra đời. Để chọn lọc một con đực giống trước hết người ta chọn những con đực xuất sắc nhất (đã kiểm tra qua đời sau) và cái giống tốt nhất (từ đàn hạt nhân) để làm bố và mẹ đực giống, sau đĩ ghép đơi giao phối để cĩ được bê đực hậu bị. Giá trị giống của con vật định tạo ra cĩ thể ước tắnh được thơng qua các giá trị giống của con bố và con mẹ. Như vậy chọn lọc và chọn phối tốt con bố và con mẹ là những ựảm bảo bước đầu cho việc chọn lọc được một con giống tốt

2.1.2. Đánh giá và chọn lọc theo bản thân

Việc đánh giá và chọn lọc theo bản thân con đực cho phép phát hiện những con cĩ khả năng sản xuất tinh/phối giống tốt nhất và cĩ những tắnh trạng được biểu hiện tốt để cĩ khả năng di truyền lại cho đời sau. Do vậy, dù một con đực cĩ nguồn gốc tốt thì bản thân nĩ cũng phải được đánh giá và chọn lọc trên các khắa cạnh sau:

- Ngoại hình - thể chất

Đực giống phải cĩ sức khoẻ tốt, mang đặc tắnh của giống và thể hình phải phù hợp với hướng sản xuất. Đặc biệt, đực giống phải cĩ khối lượng lớn, thân hình cân đối, bộ xương phải chắc chắn, phát triển tốt, các khớp chắc chắn, cử động dứt khốt; hệ cơ phát triển, đường sống lưng thẳng, phẳng; ngực sâu, rộng; lưng hơng rộng, thẳng; mơng phát triển tốt; 4 chân cân đối; lơng trơn, khơng giịn. Các cơ quan sinh dục phát triển bình thường, bìu dái to và cân đối.

Trâu bị đực khơng được cĩ những khuyết điểm về ngoại hình như: đầu quá to, quá thơ, lưng hẹp và yếu, hơng lõm, mơng cĩ hình dạng mái nhà, chân vịng kiềng...

- Sinh trưởng - phát dục

Việc đánh giá cường độ sinh trưởng cĩ ý nghĩa rất quan trọng vì giữa cường độ sinh trưởng và mức tăng trọng hàng ngày của đực giống và đời sau cĩ mối tương quan khá chặt. Cho nên để ựánh giá đực giống hướng thịt người ta thường nuơi kiểm tra chúng sau khi cai sữa (8 tháng tuổi) ở các trung tâm hay trại chăn ni trong vịng 150 ngày với mức nuơi dưỡng cao. Cuối kỳ, tiến hành kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu như tăng trọng/ngày, chi phắ thức ăn/kg tăng trọng, khối lượng cuối kỳ.

26

Đực giống phải cĩ dung lượng và chất lượng tinh dịch tốt, đạt các tiêu chuẩn qui định của giống. Đồng thời đực giống phải cĩ tắnh hăng cao và năng lực phối giống tốt.

2.1.3. Đánh giá và chọn lọc theo đời sau

Việc áp dụng rộng rãi kỹ thuật thụ tinh nhân tạo bằng tinh đơng lạnh cho phép và địi hỏi đực giống phải được đánh giá qua đời sau để việc chọn lọc được chắnh xác.

- Trong chăn ni bị sữa:

Việc đánh giá đực giống qua đời sau chắnh là đánh giá qua con gái đực giống. Số lượng thường lớn hơn hoặc bằng 25-30 con gái/đực giống. Các bước tiến hành như sau:

+ Chọn đối tượng: chỉ những con đạt yêu cầu khi đánh giá về nguồn gốc và ngoại hình thì mới được dự kiểm tra qua đời sau.

+ Bê đực được ni đến 14-15 tháng tuổi thì tiến hành khai thác tinh hoặc cho nhảy phối trực tiếp với những bị cái đã chọn ở ắt nhất 2 cơ sở. Sản lượng sữa bình quân của các nhĩm cái chênh lệch nhau khơng quá 10%; giữa các cá thể khơng quá 20%. Tinh được phối tập trung trong 2-3 tháng để hạn chế ảnh hưởng khác nhau của điều kiện ngoại cảnh.

+ Trong khi chờ kết quả kiểm tra, khai thác tinh dịch làm tinh đơng viên/cọng rạ dự trữ it nhất là 5000 liều/đực.

+ Bê cái (con gái đực giống) đẻ ra được nuơi dưỡng tốt, đến 18 tháng tuổi thì cho phối giống. Đến khi các con gái đực giống đẻ thì theo dõi sức sản xuất sữa của lứa thứ nhất. Dựa vào kết quả này để đánh giá giá trị của con đực giống.

Để đánh giá và chọn lọc đực giống theo con gái người ta đã từng sử dụng các phương pháp sau:

+ So sánh các đực giống thơng qua so sánh các nhĩm con gái của chúng (trong cùng điều kiện nuơi dưỡng).

+ So sánh các con của đực giống với bạn đàn nuơi trong cùng điều kiện như nhau.

+ Đánh giá theo các tiêu chuẩn của con gái đực giống thơng qua việc so sánh sức sản xuất của con gái với các chỉ tiêu trung bình của đàn, giống hoặc của một nhĩm cá thể trong những điều kiện tương tự.

+ So sánh sức sản xuất của con gái đực giống với mẹ của chúng.

27

Để đánh giá đực giống trâu bị thịt theo chất lượng đời sau, người ta tiến hành như sau:

+ Chọn những con đực khoẻ mạnh, cĩ lý lịch tốt, phát triển bình thường và ựạt được một khối lượng nhất định theo qui định của từng giống.

+ Tiến hành kiểm tra chất lượng tinh dịch của tất cả những đực giống được lựa chọn ra, sau đĩ cho giao phối với những con cái đẻ từ lứa 1-6 và đạt tiêu chuẩn cấp 1 khi giám định. Mỗi đực giống được ghép với khoảng 30 con cái và được phối giống tập trung trong vịng 30-35 ngày.

+ Bê sinh ra hồn tồn được bú sữa trực tiếp và đảm bảo tắnh đồng nhất về các điều kiện ni dưỡng, chăm sĩc. Trong thời kỳ nuơi dưỡng và vỗ béo, cần phải ghi lại diễn biến về khối lượng hàng tháng và chi phắ thức ăn theo các nhĩm đực giống được kiểm tra.

+ Khi bê đạt 15-18 tháng tuổi thì giết mổ khảo sát sức sản xuất thịt với số lượng ắt nhất là 3 con đại diện cho mỗi nhĩm. Khi giết mổ thì tiến hành xác định độ béo, khối lượng sống, khối lượng thân thịt, mỡ nội tạng, tỷ lệ thịt xẻ, khối lượng cơ và xương. Tắnh tăng trọng hàng ngày, chi phắ thức ăn cho 1 kg tăng trọng khi nuơi dưỡng và vỗ béo. Nếu đánh giá kỹ hơn thì xác định tỷ lệ các phần cĩ giá trị trong thân thịt, hình dạng và tiết diện mắt thịt, tỷ lệ các phần thịt, mỡ, xương trong thân thịt và thành phần hố học, độ mềm, độ pH và vân của thịt, v.v.

Giữa các tắnh trạng trên cĩ thể cĩ những mối tương quan chặt chẽ, do đĩ người ta cĩ thể chỉ cần chọn lọc theo một tắnh trạng trong số những tắnh trạng cĩ mối tương quan với nhau. Chẳng hạn, chọn lọc theo khối lượng sống ở một độ tuổi nhất định sẽ làm thay đổi các chỉ tiêu cường độ sinh trưởng, khối lượng thân thịt và trong những điều kiện cụ thể sẽ cải tạo cả kiểu hình.

2.1.4. Đánh giá và chọn lọc theo giá trị giống ước tắnh

Giá trị giống của một con đực là giá trị di truyền của con vật đĩ mà một nửa của nĩ sẽ được di truyền lại cho đời sau. Mặc dù khơng biết được giá trị giống thật đối với mỗi tắnh trạng của con vật, nhưng hiện nay nhờ sự phát triển của di truyền số lượng, người ta cĩ thể ước tắnh gần chắnh xác các giá trị giống này và gọi là giá trị giống ước tắnh. Giá trị giống được ước tắnh trên cơ sở phối hợp các thơng tin về mỗi tắnh trạng cĩ được từ nhiều cá thể cĩ liên quan (tổ tiên, bản thân, đời con, anh chị emẦ) cũng như các thơng số di truyền của tắnh trạng.

2.2. Phương pháp đánh giá và chọn lọc trâu bị cái giống

Nội dung đánh giá và chọn lọc bị cái về nguyên tắc cũng bao gồm nguồn gốc, cá thể (ngoại hình thể chất và sức sản xuất) và đời sau.

28

2.2.1. Đánh giá và chọn lọc theo nguồn gốc

Trong trường hợp cần chọn lọc bị cái để thu được bị đực giống tốt (chọn mẹ đực giống) để cung cấp cho các trạm sản xuất tinh người ta phải chọn lọc cẩn thận về nguồn gốc của bị mẹ. Đĩ phải là con của những con mẹ cĩ sức sản xuất cao và con bố cĩ chất lượng giống tốt. Giá trị của bị cái được nâng lên nếu bố của chúng được kiểm tra qua đời sau và xuất phát từ một dịng nhất định. Đồng thời phải xét cả các phương pháp cơng tác giống đã được áp dụng với tổ tiên. Bên cạnh tổ tiên cịn phải xét đến đặc điểm của những cá thể thân cận (chị em ruột thịt và nửa ruột thịt).

2.2.2. Đánh giá và chọn lọc theo bản thân

Bị cái giống phải cĩ ngoại hình, sinh trưởng và sức sản xuất tốt.

- Ngoại hình và sinh trưởng:

Đánh giá và chọn lọc bị cái theo sức khoẻ, tốc độ sinh trưởng và ngoại hình cĩ ý nghĩa lớn bởi vì chỉ cĩ những con khoẻ mạnh thì mới cĩ khả năng cho sức sản xuất cao. Chúng phải cĩ sức sinh trưởng tốt, mang được các đặc trưng của giống, ngoại hình thể chất tốt, cĩ thể trọng thắch hợp.

+ Bị cái hướng sữa phải cĩ hệ xương chắc chắn, ngực sâu, rộng, lưng bằng phẳng, phần giữa của thân mình phát triển tốt, mơng tương ựối dài và phẳng. Chân phải chắc chắn, cân đối.

Lơng đều, sừng chắc và trơn. Bị cái thân rộng tốt hơn hẹp thân cao chân. Bị phải cĩ độ lớn thắch hợp vì trong phạm vi nhất định thì khi tăng thể trọng sức sản xuất sẽ tăng lên, nhưng quá phạm vi đĩ thì sức sản xuất sẽ giảm xuống. Thể trọng hợp lý nhất là khi hệ số sinh sữa (kg sữa/100kg thể trọng) đạt được mức cao nhất. Bầu vú phải cân đối, kắch thước lớn. Cĩ nhiều tắnh mạch vú, ngoằn ngoèo và nổi rõ. Núm vú phân bố đồng đều, cĩ độ lớn và độ dài vừa phải.

+ Bị cái hướng thịt làm giống (sinh sản) phải cĩ các đặc trưng của giống

và sự cân ựối của thể hình. Bị phải cĩ thân hình vạm vỡ chắc chắn, thân rộng và sâu, hệ xương chắc chắn, hệ cơ phát triển tốt, vai rộng, cĩ nhiều thịt, ngực sâu và rộng, xương chân phát triển tốt; chân phải cân đối, mĩng chắc, da đàn hồi, lơng mềm. So với bị sữa phần trước và phần khá lớn ở phắa sau của bị thịt phải rất phát triển. Các chỉ tiêu về cường ựộ sinh trưởng và thể trọng cĩ ý nghĩa quan trọng.

- Sức sản xuất:

+ Đối với bị sữa cĩ thể đánh giá và chọn lọc trên nhiều chỉ tiêu: ồ Sản lượng sữa của kỳ cho sữa cao nhất,

29 ồ Sản lượng sữa bình quân/chu kỳ, ồ Sản lượng sữa suốt đời,

ồ Chất lượng sữa (hàm lượng mỡ, protein à VCK) Sản lượng sữa thực tế

ồ Hệ số ổn định =----------------------------------------------x 100 (%) Sữa ngày cao nhất x số ngày cho sữa

ồ Tốc độ thải sữa: khối lượng sữa vắt được/phút

Yêu cầu chung là bị cái phải cĩ sức sản xuất sữa cao, chất lượng sữa tốt, tốc độ thải sữa nhanh.

+ Đối với bị thịt cĩ thể căn cứ vào tốc độ sinh trưởng của bị cái để đánh giá

khả năng sản xuất thịt. Ngồi ra người ta cịn đánh giá về sức sản xuất sữa căn cứ theo thể trọng của bê bú sữa trực tiếp lúc vắt sữa.

Bên cạnh các chỉ tiêu kể trên khi đánh giá bị cái cần tắnh ựến khả năng sinh sản của nĩ bằng cách tắnh số con thu được trong thời gian sử dụng hay tắnh chỉ số sinh sản:

Số bê sinh ra trong thời gian sử dụng k = ----------------------------------------------- Tuổi sử dụng bị cái (năm)

2.2.3. Đánh giá và chọn lọc theo đời sau

Về nguyên tắc cĩ thể đánh giá bị cái theo đời sau, nhưng trong thực tế rất ắt khi được thực hiện. Đĩ là vì trong một đời bị cái số lượng con thu được và sử dụng khơng lớn. Vả lại khi biết được sức sản xuất của con thì bị mẹ thường là khơng cịn sống nữa.

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi gia súc nhai lại (Nghề: Chăn nuôi - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)