Nhu cầu về protein

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi gia súc nhai lại (Nghề: Chăn nuôi - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 71 - 73)

1. Nhu cầu dinh dưỡng của gia sú nhai lại

1.3. Nhu cầu về protein

Nhu cầu và giá trị protein thức ăn của gia súc nhai lại được tắnh theo protein thơ (CP) hay protein tiêu hố (DCP). Tuy nhiên, do đặc điểm tiêu hố, hệ thống đánh giá protein dựa trên CP hay DCP khơng thoả mãn đối với gia súc nhai lại, đặc biệt là do khơng tắnh đến nhu cầu và khả năng chuyển hố các hợp chất chứa N (kể cả N phi protein) của VSV dạ cỏ. Bởi vậy, hiện nay trên thế giới các hệ thống mới đánh giá protein thức ăn (và nhu cầu) của gia súc

63

nhai lại bằng cách tắnh tốn lượng protein cuối cùng được tiêu hố và hấp thu ở ruột theo hai nguồn khác nhau: một nguồn do VSV dạ cỏ cung cấp và một nguồn trực tiếp từ thức ăn khơng qua chuyển hố bởi VSV ở dạ cỏ.

Tuy nhiên, ở Việt Nam cho đến nay vẫn chưa cĩ một hệ thống đánh giá protein theo kiểu mới. Do vậy, trong tài liệu này chúng tơi tạm dùng hệ thống

PDI (Protéines Digestibles dans lỖIntestine) của Pháp là một hệ thống hiện đại

và đã bắt đầu được áp dụng trong chăn ni bị sữa ở miền Bắc trong thời gian gần đây (Pozy và CS, 2002).

Cách tắnh giá trị protein của thức ăn

Giá trị protein tiêu hố ở ruột (PDIN và PDIE) của mỗi loại thức ăn cĩ thể tắnh được từ bốn thơng tin sau đây của thức ăn:

(1) Hàm lượng protein thơ (CP). Hàm lượng này được tắnh bằng cách lấy hàm lượng

N (định lượng theo phương pháp Kjeldalh) nhân với hệ số 6,25.

(2) Tỷ lệ phân giải của protein thơ trong dạ cỏ (DT). Tỷ lệ này cĩ được từ các nghiên cứu in sacco theo các qui trình tiêu chuẩn (Bảng 2-1).

(3) Hàm lượng chất hữu cơ lên men (FOM) của thức ăn. Hàm lượng này bằng hàm lượng chất hữu cơ tiêu hố (MOD) sau khi đã trừ đi hàm lượng lipit (khơng lên men được), hàm lượng protein thốt qua và các axit hữu cơ (trong trường hợp các thức ăn ủ chua).

(4) Tỷ lệ tiêu hố ở ruột non của protein thốt qua (dr). Tỷ lệ này cĩ thể xác định bằng phương pháp túi nylon di động (mobile nylon bag technique). Hiện tại ở Việt Nam chưa xác định được tỷ lệ này cho các loại thức ăn khác nhau

Nhu cầu protein của gia súc nhai lại

- Nhu cầu duy trì

Nhu cầu protein cho duy trì cho bị vào khoảng 3,25g PDI/kg khối lượng trao đổi. Giá

trị này được tắnh tốn trên cơ sở cân bằng nitơ. Vì vậy nĩ bao gồm cả các nhu cầu cho việc mất nitơ trao đổi trong phân.

gPDI/ngày = 3,25x W0,75

Nhu cầu này cũng cĩ thể tắnh:

64

- Nhu cầu tăng trọng

Một kg tăng trọng thường cĩ từ 150 đến 200g protein thật tùy thuộc vào tuổi gia súc. Gia súc già cĩ hàm lượng protein thật thấp hơn. Hiệu quả sử dụng PDI cho sinh trưởng trung bình là 68%. Vì vậy, nhu cầu PDI hàng ngày cho sinh trưởng là 280 g PDI/kg tăng trọng.

- Nhu cầu mang thai

Nhu cầu protein cho mang thai được tắnh tốn cho 10kg khối lượng sơ sinh và tương ứng là 19,5; 33 và 51 g PDI/ngày cho các tháng chửa thứ 7, 8 và 9. Khối lượng bê sơ sinh dùng để tắnh tốn là 20 kg ở bị Lai Sind, 30 kg ở bị lai HF hướng sữa và 40 kg ở bị Holstein Friesian thuần.

- Nhu cầu tiết sữa

Nhu cầu protein cho tiết sữa được ước tắnh từ protein tiết trong sữa và hiệu quả sử dụng PDI cho tổng hợp sữa. Trong 1 kg sữa tiêu chuẩn (4% mỡ) trung bình chứa 31g protein và hiệu quả sử dụng PDI cho tổng hợp sữa theo nhiều nghiên cứu là 0,64. Như vậy nhu cầu protein cho tạo sữa là 31/0,64 =

48 g PDI/kg sữa tiêu chuẩn hay để tạo 1kg sữa thực tế là 48 (g PDI) x (0,4 + 0,15 x % mỡ thực tế)

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi gia súc nhai lại (Nghề: Chăn nuôi - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)