PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Khai thác mỏ sét làm gạch nung” (Trang 25 - 28)

GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

4.1. Phương pháp lập ĐTM

1. Phương pháp thống kê:

Phương pháp này được sử dụng trong nội dung Chương 2 của báo cáo ĐTM để thu thập và xử lý các số liệu về: Khí tượng thủy văn, địa hình, địa chất, điều kiện KT-XH tại khu vực thực hiện Dự án. Các số liệu về khí tượng thuỷ văn (nhiệt độ, độ ẩm, nắng, gió, bão, động đất,…) được sử dụng chung của tỉnh Phú Thọ. Các yếu tố địa hình, địa chất cơng

trình, địa chất thuỷ văn được sử dụng số liệu chung của huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH 6 tháng đầu năm 2020 được sử dụng số liệu chung của xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.

2. Phương pháp lập bảng liệt kê và ma trận:

Phương pháp này áp dụng tại Chương 3 của báo cáo ĐTM nhằm chỉ ra các tác động và thống kê đầy đủ các tác động đến môi trường cũng như các yếu tố kinh tế, xã hội cần chú ý, quan tâm giảm thiểu trong quá trình hoạt động của Dự án; lập mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án và các tác động đến các thành phần môi trường để đánh giá tổng hợp ảnh hưởng của các tác động do các hoạt động của dự án đến môi trường.

3. Phương pháp chỉ số môi trường:

Phân tích các chỉ thị mơi trường nền tại Chương 2 của báo cáo (điều kiện vi khí, chất lượng khơng khí, đất, nước thải,...) trước khi thực hiện dự án. Trên cơ sở các số liệu mơi

trường nền này, có thể đánh giá chất lượng mơi trường hiện trạng tại khu vực thực hiện dự án làm cơ sở để so sánh với chất lượng môi trường sau này khi dự án đi vào hoạt động.

4. Phương pháp so sánh:

Các số liệu, kết quả đo đạc, quan trắc và phân tích chất lượng mơi trường nền, đã được so sánh với các TCVN, QCVN hiện hành để rút ra các nhận xét về hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực thực hiện dự án được sử dụng tại phần mô tả hiện trạng chất lượng môi trường của dự án và khu vực xây dựng tại Chương 2 báo cáo.

5. Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm:

Phương pháp này do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập và được Ngân hàng Thế giới (WB) phát triển thành phần mềm IPC được sử dụng tại Chương 3 của báo cáo nhằm dự báo tải lượng các chất ơ nhiễm (khí thải, nước thải, CTR). Trên cơ sở các hệ số ô nhiễm tuỳ theo từng ngành sản xuất và các biện pháp BVMT kèm theo, phương pháp cho phép dự báo các tải lượng ơ nhiễm về khơng khí, nước, CTR khi dự án triển khai.

6. Phương pháp phân tích tổng hợp:

Từ các kết quả của xây dựng ĐTM, lập báo cáo ĐTM với bố cục và nội dung theo quy định.

4.2. Các phương pháp khác

1. Phương pháp điều tra xã hội học:

Tham vấn ý kiến cộng đồng là phương pháp khoa học cần thiết trong quá trình lập báo cáo ĐTM được trình bày cụ thể tại Chương 5 của báo cáo. Công ty TNHH Gạch Minh Sơn đã gửi văn bản xin tham vấn đến UBND và UBMTTQ xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ và phối hợp với đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM dự án tổ chức họp tham vấn cộng đồng dân cư nơi chịu tác động trực tiếp của dự án để tiếp thu các ý kiến của chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương đối với dự án.

2. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong PTN:

Phương pháp lấy mẫu ngồi hiện trường và phân tích trong phịng thí nghiệm nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng mơi trường khơng khí, tiếng ồn, mơi trường nước, đất tại khu vực dự án phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng mơi trường được trình bày tại Chương 2 của báo cáo, nhóm khảo sát đã tiến hành đo đạc, quan trắc và lấy mẫu các thành phần môi trường nền tại 03 thời điểm khảo sát khác nhau. Các phương pháp lấy mẫu

Trong quá trình lập ĐTM dự án, chủ dự án kết hợp với đơn vị tư vấn lập ĐTM và Công ty TNHH nghiên cứu Ứng dụng và Chuyển giao Cơng nghệ Mơi trường – Phịng phân tích mơi trường - đơn vị đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường số hiệu VIMCERTS 215, Chứng chỉ công nhận ISO/IEC 17025:2017, Văn phịng cơng nhận chất lượng Việt Nam cơng nhận phịng thí nghiệm đạt chuẩn mã số VILAS 1315. Phương pháp đo đạc, lấy mẫu ngồi hiện trường và phân tích trong phịng thí nghiệm được sử dụng trong Chương 2, Mục 2.1.4. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường.

3. Phương pháp kế thừa:

Khai thác và kế thừa các kết quả điều tra hiện trạng môi trường hàng năm của tỉnh, khai thác các dự án khác có cùng quy mơ, cơng suất và công nghệ hiện đang hoạt động để dự báo và đánh giá khả năng các ảnh hưởng đến môi trường sẽ xảy ra (áp dụng trong chương 3 và chương 4 của Báo cáo).

4. Phương pháp chuyên gia:

Được sử dụng hầu như trong suốt quá trình thực hiện Dự án từ bước thị sát lập đề cương, xác định quy mô nghiên cứu, những vấn đề môi trường, khảo sát các điều kiện tự nhiên, sinh thái, nhận dạng và phân tích, đề xuất các biện pháp giảm thiểu, xây dựng chương trình quan trắc mơi trường.

Lấy ý kiến của các chuyên gia hoạt động trong các lĩnh vực có liên quan (mơi trường, xây dựng, du lịch, kinh tế….).

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Khai thác mỏ sét làm gạch nung” (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)