Khái quát về khoáng sản trong vùng điều tra nghiên cứu

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Khai thác mỏ sét làm gạch nung” (Trang 81 - 82)

CHƯƠNG 1 : MƠ TẢ TĨM TẮT DỰ ÁN

2. TĨM TẮT CÁC VẤN ĐỀ MƠI TRƯỜNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI

2.1.1.3. Khái quát về khoáng sản trong vùng điều tra nghiên cứu

Dựa vào tài liệu khoan thăm dò, kết quả phân tích mẫu, xác định được thân khống trải rộng trên tồn bộ diện tích thăm dị với chiều dài trung bình là 450m chiều rộng từ 120 đến 250m, thân khống dạng thấu kính.

Khu vực mỏ nằm trong các trầm tích tuổi Holocen muộn thuộc hệ tầng Thái Bình (Q23tb1), thành phần thạch học gồm sét, sét bột màu nâu gụ, nâu đỏ loang lổ. Đặc điểm địa

chất tương đối đơn giản, thân khống có hình dạng tương đối đơn giản kéo dài liên tục, kích thước lớn đến trung bình, chiều dày khơng ổn định, hàm lượng các thành phần có ích và có hại chính phân bố tương đối đồng đều trong tồn thân khống.

Trên các bản đồ và tài liệu địa chất, các thành tạo địa chất trong diện tích khu mỏ được cấu thành bởi các trầm tích bở rời hệ Đệ tứ. Kết quả thăm dò địa chất cho thấy, địa tầng khu mỏ được mô tả như sau:

+ Lớp 1: Tầng phủ và đất san lấp: Gồm sét, bùn sét, ít cát lẫn vật chất hữu cơ. Kết cấu kém chặt, mềm xốp, bở rời rạc. Chiều dày trung bình khoảng 0,3-0,5m.

+ Lớp 2: Đây là đối tượng nghiên cứu chính của đề án và là nguồn nguyên liệu cho sản xuất gạch, gồm 2 phân lớp:

- Phân lớp trên: Có màu nâu sẫm với thành phần là bột sét.

- Phân lớp dưới: Có thành phần chủ yếu là Sét màu nâu, xám trắng, xám đen đôi chỗ màu loang lổ, tầng sét cấu tạo dạng nửa thấu kính vát mỏng về phía bờ. Chúng tạo thành các dải kéo dài dọc theo phương Tây bắc - Đông nam.

Qua kết quả thăm dị nhận thấy tầng sét có chiều dày ổn định, ít biến đổi.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Khai thác mỏ sét làm gạch nung” (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)