Tổng hợp tác động đến môi trường của các hoạt động xây dựng dự án

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Khai thác mỏ sét làm gạch nung” (Trang 109 - 114)

STT Hoạt động Tác động Khơng khí Nước Đất TN sinh học Sức khỏe 1 San gạt, xây dựng các hạng mục cơng trình, cơng trình phụ trợ, và bảo vệ môi trường

+++ ++ + ++ +++

2

Khai thác vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ dự án (xi măng, đá, đất, nguyên liệu)

+++ + + + +++

3

Hoạt động dự trữ, bảo quản nguyên vật liệu phục vụ cơng trình

++ ++ ++ + ++

4 Sinh hoạt của công nhân + ++ + + +

* Ghi chú:

+: ít tác động ++: tác động trung bình +++: tác động mạnh

Kết quả đánh giá ở bảng trên cho thấy, trong giai đoạn thi công xây dựng dự án, đối tượng chịu tác động lớn nhất là mơi trường đất, khơng khí do hoạt động san lấp mặt bằng, vận chuyển nguyên vật liệu và xây dựng các hạng mục cơng trình. Do đó, khi tổ chức thi công xây dựng, Chủ dự án sẽ thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu.

3.1.2. Các biện pháp, cơng trình bảo vệ mơi trường đề xuất thực hiện trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đoạn triển khai xây dựng dự án

a. Các biện pháp giảm thiểu chung

Trong thời gian thi công dự án sẽ phải tuân thủ một số biện pháp giảm thiểu chung như sau: - Đổ bỏ đất thừa phát sinh từ quá trình thi cơng từng hạng mục cơng trình theo đúng quy định. Trong dự án lượng đất đào sẽ dùng để san nền bãi cấp liệu, do đó khơng phát sinh khối lượng đất đá thừa đổ bỏ.

- Tập kết nguyên, nhiên, vật liệu đúng nơi quy định và có biện pháp phịng chống tai nạn, hỏa hoạn theo đúng quy định của Nhà nước.

- Đảm bảo an toàn lao động cho cán bộ, công nhân viên trong công trường.

- Phương tiện vận chuyển các loại vật liệu phục vụ cho thi công và các phương tiện vận chuyển đất đá thừa phải được đậy kín. Sau khi làm việc xong các phương tiện phải trở

về đúng nơi quy định.

- Trong khi di chuyển các thiết bị thi công lớn qua khu vực dân cư phải thận trọng để giảm rung chấn và đảm bảo an tồn giao thơng cho các hộ dân.

b. Giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường khơng khí, tiếng ồn

(1) Quản lý tốt các hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng

- Yêu cầu các xe ô tô vận chuyển đất cát, nguyên vật liệu xây dựng ra vào công trường theo đúng lịch trình và vận tốc đã quy định.

- Quy định tải trọng xe vận chuyển theo chất lượng đường giao thông.

- Quy định các loại xe vận chuyển đảm bảo đạt tiêu chuẩn thải mới được phép hoạt động. - Che chắn bằng bạt tại khu vực tập kết xi măng, cát sỏi để tránh phát tán bụi ra môi trường xung quanh.

(2) Kiểm sốt phát thải của các máy móc, phương tiện tham gia thi công

- Sử dụng phương tiện, máy móc thi cơng đảm bảo tiêu chuẩn khí thải: Các phương tiện tham gia thi công sẽ được kiểm tra sự phát thải khí theo TCVN 6438:2005. Tất cả thiết bị sử dụng cho xây dựng phục vụ cho dự án này sẽ được Đăng kiểm Việt Nam cho phép về sự phát thải theo Quyết định 49/2011/QĐ-TTg, ngày 01/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

- Quy định khu vực di chuyển: Các phương tiện chỉ được phép di chuyển trong phạm vi thi công theo quy định.

- Bảo dưỡng định kỳ: Bảo dưỡng phương tiện và máy móc thi cơng định kỳ để giảm ơ nhiễm khơng khí phát sinh.

(3) Giảm thiểu ô nhiễm bụi phát sinh từ phương tiện vận chuyển

Trong quá trình xây dựng mỏ các biện pháp khống chế ơ nhiễm khơng khí sau đây sẽ được áp dụng:

- Để hạn chế mức độ ô nhiễm bụi tại khu vực công trường xây dựng sẽ sử dụng xe phun nước trong những ngày nắng, khô hanh. Theo kinh nghiệm hoạt động của nhiều mỏ với quy mô tương tự, công tác tưới nước để hạn chế bụi bay trên đường vận chuyển được thực hiện như sau:

+ Số lượng xe tưới nước: 01 xe; + Dung tích thùng chứa: 5m3;

+ Mật độ tưới: 04 lần/ngày về mùa khô hanh;

Với giải pháp này sẽ đảm bảo giảm thiểu lượng bụi trên đường vận chuyển xuống dưới mức QCVN 05:2013/BTNMT.

- Sửa chữa kịp thời đường xá hư hỏng nhằm giảm thiểu bụi cuốn lên khơng khí.

- Để giảm thiểu ảnh hưởng của khí thải giao thơng và máy cơng trình trong q trình xây dựng sẽ thực hiện các biện pháp sau đây:

+ Khơng chun chở hàng hóa, ngun vật liệu quá trọng tải quy định;

+ Không sử dụng xe, máy quá cũ để vận chuyển nguyên vật liệu vào thi cơng cơng trình; + Khơng thực hiện thi công vào ban đêm và sáng sớm;

phù hợp (như quần áo, mũ, khẩu trang) nhằm hạn chế ảnh hưởng của bụi tới sức khỏe.

(4) Giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung trong xây dựng

Để giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn và độ rung trong quá trình xây dựng đến các khu vực lân cận sẽ áp dụng các biện pháp sau đây:

- Không sử dụng các loại thiết bị phát tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn quy định đối với các loại phương tiện vận chuyển đặc biệt là kể từ 10 giờ đêm đến 6 giờ sáng hôm sau;

- Kiểm tra mức độ ồn, rung trong quá trình xây dựng để đặt ra lịch thi công phù hợp, để mức độ ồn đạt tiêu chuẩn cho phép;

- Trang bị cho các công nhân làm việc trực tiếp với các nguồn phát sinh tiếng ồn lớn thiết bị che tai bảo vệ sức khoẻ;

 Đánh giá hiệu quả của biện pháp giảm thiểu và tác động tàn dư:

Các biện pháp đề xuất đều dựa trên nguyên tắc giảm thiểu ngay từ nguồn phát sinh, các biện pháp này không chỉ tạo ra hiệu quả giảm bụi, khí thải và tiếng ồn cao mà cịn có cơ sở để điều tiết hoạt động nhằm giảm mức độ ô nhiễm tại các đối tượng nhạy cảm.

Để tăng tính khả thi của biện pháp đề xuất, các nội dung này sẽ được chủ dự án kiểm tra giám sát trong suốt q trình thi cơng.

c. Biện pháp phịng ngừa, giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường nước trong giai đoạn xây dựng (1) Giảm thiểu ô nhiễm từ nước thải thi công và nước mưa chảy tràn

Do thời gian thi công ngắn, nước mưa chảy tràn có tần xuất xảy ra ít. Nước thải thi cơng phát sinh ít như đã đánh giá. Tuy nhiên, chủ đầu tư chúng tôi vẫn áp dụng một số biện pháp giảm thiểu tác động xấu của nguồn thải này, cụ thể:

- Đào rãnh thoát nước mưa theo địa hình chảy tràn trên bề mặt khu vực khai trường vào khu vực quy hoạch hồ lắng;

- Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, khơi thông không để phế thải xây dựng xâm nhập vào đường thoát nước gây tắc nghẽn. Tần suất kiểm tra và nạo vét được quy định tối thiểu là 01 tuần/lần.

- Không tập trung các loại nguyên nhiên vật liệu gần, cạnh các tuyến thoát nước để ngăn ngừa thất thốt rị rỉ vào đường thốt nước thải.

- Không đổ chất thải rắn (chất thải xây dựng, cát, đá...) và chất thải dầu cặn của thiết bị xuống dòng chảy. Các loại chất thải phải phát sinh phải được thu gom, phân loại và chuyển đến vị trí tập kết tại khu vực cổng ra vào khu vực thi công theo quy định.

(2) Giảm thiểu ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt:

- Theo dự kiến nhân sự, số lượng cán bộ công nhân viên tham gia hoạt động khai thác tại khai trường và vận chuyển sản phẩm về bãi tập kết là 08 người. Lượng nước dùng cho nhu cầu vệ sinh, sinh hoạt của mỗi công nhân trong 01 ca được tính theo quy định TCXDVN 33:2006 là 45 l/người.ca.

- Tổng số cán bộ công nhân viên làm việc tại mỏ là 8 người, lượng nước thải phát sinh theo ước tính bằng 100% lượng nước cấp, như vậy một ngày tối đa tại khu vực mỏ phát sinh lượng nước thải là: 100% x 45 lít/người.ngày x 8 người = 0,36 m3/ngày.

khu vực thi công trong giai đoạn này sẽ được khống chế bằng cách tăng cường tuyển dụng nhân cơng tại địa phương có điều kiện tự túc ăn ở, tổ chức hợp lý các nguồn nhân lực trong các giai đoạn thi cơng tránh tình trạng tập trung quá đông nhân công.

d. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn và chất thải nguy hại

(1) Đối với chất thải rắn sinh hoạt

Trong giai đoạn này không phát sinh rác thải sinh hoạt do công nhân xây dựng mỏ phần lớn là người dân địa phương hết giờ họ trở về nhà sinh hoạt, chỉ cịn một số ít cán bộ kỹ thuật, giám sát cơng trình tập trung sinh hoạt tại khu vực nhà điều hành của mỏ.

Với tổng số cán bộ công nhân là 08 người ước tính lượng chất thải sinh hoạt phát sinh khoảng 4,5 kg/ngày, trong đó lượng 30% rác thải hữu cơ như thức ăn thừa được cho các hộ dân chăn ni, cịn lại 70% lượng rác thải vơ cơ được thu gom vào thùng chứa rác thải sinh hoạt được công ty trang bị và đặt tại nhà máy gạch của cơng ty có dung tích 20 lít/thùng và 100 lít/thùng, định kỳ 3 - 5 ngày cơng ty Hợp đồng với đơn vị có đủ chức năng thu gom, vận chuyển đi xử lý.

(2) Đối với chất thải rắn xây dựng

Trong giai đoạn này chất thải rắn phát sinh chủ yếu là lượng đất bóc thải ra trong cơng đoạn mở vỉa, san gạt mặt bằng được vận chuyển bằng xe ô tô trọng tải 7 tấn đem xử lý theo đúng quy định của địa phương.

Các loại sắt thép vụn, bao bì, gỗ… sẽ được Công ty tận dụng triệt để và xử lý theo đúng quy định.

(3) Đối với chất thải nguy hại

Trong giai đoạn không thực hiện việc sửa chữa thiết bị và thay thế, loại bỏ tại công trường do vậy chỉ thực hiện sửa chữa khi xẩy ra hỏng hóc đột xuất nên chất thải nguy hại không nhiều xong cũng cần phải thu gom cách ly và xử lý đúng quy định. Bố trí 02 thùng phuy có dung tích 200 lít, có nắp đậy để thu gom chất thải nguy hại. Sau khi dự án đi vào hoạt động, tùy theo khối lượng chất thải nguy hại phát sinh công ty sẽ làm thủ tục đăng ký quản lý chất thải nguy hại hoặc lập báo cáo quản lý CTNH định kỳ theo hướng dẫn của Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 về quản lý chất thải nguy hại và tiến hành hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom xử lý.

 Đánh giá hiệu quả của biện pháp giảm thiểu và tác động tàn dư:

- Các biện pháp giảm thiểu được xây dựng trên cơ sở nhận dạng nguồn thải, lượng hóa khối lượng và chủng loại chất thải phù hợp yêu cầu của quá trình xử lý. Các CTR sinh hoạt và CTR xây dựng phát sinh không lớn, chủ yếu tập trung trong khu vực thi công nên biện pháp thu gom và xử lý nêu trên là phù hợp và sẽ giảm thiểu triệt để nguồn thải phát sinh. Tác động tàn dư không xảy ra.

- Đối với CTNH sẽ phải thu gom, lưu chứa tạm và xử lý theo quy định nghiêm ngặt về quản lý CTNH. Chủ đầu tư nghiêm túc tuân thủ các quy định của pháp luật.

- Quản lý công nhân: Chủ đầu tư yêu cầu các nhà thầu đảm bảo cung cấp các điều kiện sinh hoạt cho công nhân trên khu vực thi công. Đảm bảo cơng nhân được chăm sóc về sức khỏe trong thời gian thi cơng, đăng kí tạm trú, tạm vắng đầy đủ cho công nhân.

- Giáo dục, tuyên truyền: Giáo dục cơng nhân tơn trọng văn hóa, tơn giáo, tín ngưỡng địa phương. Nghiêm cấm tệ nạn uống rượu, đánh bạc tại khu vực xây dựng.

- Sử dụng lao động địa phương: ưu tiên sử dụng những lao động phổ thông tại địa phương để làm những công việc giản đơn.

(2) Thực hiện các biện pháp quản lý và tổ chức thi công:

- Lắp đặt biển báo: Lắp đặt biển báo an toàn lao động trong phạm vi thi cơng tại các vị trí ra vào dự án để người lao động biết nhằm ngăn ngừa các rủi ro, tai nạn.

- Thực hiện đúng quy trình thi cơng: Chủ đầu tư thực hiện đúng và đầy đủ các quy trình thi cơng được phê duyệt để hạn chế đến mức thấp nhất các tác động phát sinh đến môi trường từ hoạt động dự án.

(3) Giảm thiểu tác động do hoạt động giao thông vận tải:

- Tuân thủ quy định chung: Không tập kết vật liệu và các thiết bị, máy móc thi cơng bên cạnh các nguồn nước trong khu vực. Trong trường hợp xảy ra tràn đổ vật liệu vào các nguồn nước này thì phải thu dọn và vệ sinh kịp thời. Các lái xe và cơng nhân vận hành máy móc, thiết bị thi cơng phải tuân thủ các quy định về an tồn thi cơng, khơng được uống rượu, bia trong thời gian làm việc.

- Hướng dẫn giao thơng: Bố trí người hướng dẫn giao thơng để đảm bảo các phương tiện ra vào khu vực thi công hợp lý, không ảnh hưởng đến hoạt động thi công và hoạt động giao thông trong khu vực dự án.

 Đánh giá hiệu quả của biện pháp giảm thiểu và tác động tàn dư:

Các biện pháp giảm thiểu tác động do tập trung cơng nhân cũng chính là các quy định về cơng tác an tồn và vệ sinh môi trường đối với chủ dự án trong quá trình thi cơng. Biện pháp có tính khả thi cao và tác động tàn dư là không đáng kể.

Đối với những biện pháp giảm thiểu do hoạt động giao thông vận tải được xây dựng dựa trên nội dung thi công và hiện trạng giao thơng tại khu vực nên có tính khả thi cao. Tác động tàn dư không đáng kể.

f. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án

* Sự cố tai nạn lao động:

Đối với sự cố tai nạn lao động xảy ra do ô nhiễm môi trường, chủ đầu tư sẽ quan tâm áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn lao động phù hợp.

Ngoài ra, chủ đầu tư sẽ đảm bảo kỹ thuật và kế hoạch thi cơng, điều động máy móc, xe cộ, thiết bị kỹ thuật một cách khoa học, hợp lý và đảm bảo nội quy an toàn lao động.

* Sự cố cháy nổ:

Sự cố này có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nên chủ đầu tư sẽ đảm bảo áp dụng các biện pháp phòng chống, khống chế hiệu quả nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực này. Các

thiết bị phòng chữa cháy đặt ở khu vực thuận tiện sử dụng với khoảng cách không quá xa để cơng nhân có thể kịp thời chữa cháy khi cần thiết.

* Sự cố tai nạn giao thông:

Sự cố tai nạn giao thơng hồn tồn có thể phịng tránh được bằng cách kiểm tra tình trạng kỹ thuật các phương tiện vận tải, tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành luật lệ an tồn giao thơng của người điều khiển phương tiện giao thông và cho công nhân lao động tại khu vực xây dựng.

3.2. ĐÁNH GIÁ, TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CƠNG TRÌNH BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN DỰ ÁN ĐI VÀO VẬN HÀNH

3.2.1. Đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn hoạt động (vận hành)

Khai thác khống sản nói chung và khai thác sét nói riêng là hoạt động lấy và mang đi một khối lượng khống sản, điều này có thể gây tác động:

- Làm thay đổi địa hình khu vực.

- Ảnh hưởng đến chất lượng mơi trường khơng khí khu vực. - Ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước ngầm.

- Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái khu vực.

- Ảnh hưởng đến việc lưu thông của các phương tiện vận tải đường bộ (do tăng lượng xe vận tải lưu thông trong khu vực).

- Ảnh hưởng đến dân cư sinh sống trong vùng.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Khai thác mỏ sét làm gạch nung” (Trang 109 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)