lượng XH nhằm tăng cường nguồn lực cho nhà trường
a. Mục tiêu biện pháp:
Sự phát triển KT-XH của địa phương có nhiều ảnh hưởng tới cơng tác GD trong đó có cơng tác GD trẻ mầm non. GDMN phụ thuộc rất nhiều vào công tác XHH của tồn XH. Nguồn tài chính, tài sản của nhà trường thu được từ 3 nguồn
chính: Nhà nước, cha mẹ và chính quyền địa phương. Ngồi ra, điều kiện kinh tế còn quy định mức sống của người dân, đó là nền tảng để GD nói chung và trẻ MN nói riêng. Công tác GD trẻ rất cần sự phối hợp giữa gia đình- nhà trường- xã hội, một mặt nó tạo ra sự thống nhất trong cơng tác GD, mặt khác nó phát huy thế mạnh GD gia đình và nhà trường trong cơng tác giáo dục trẻ, tránh tình trạng “trống đánh xi, kèn thổi ngược”
Công tác GD liên quan đến mọi người, mọi nhà, mọi gia đình và cộng đồng trong XH. Để XHHGDMN đạt được kết quả như mong muốn, địi hỏi trong cơng tác QL cần tập trung vào các biện pháp huy động các LLXH cùng tham gia chăm lo cho GDMN. Xây dựng cộng đồng trách nhiệm, huy động được đông đảo LLXH tham gia vào sự nghiệp phát triển GD và QLGD một cách tự giác, tự chủ trong quản lý xã hội hoá sự nghiệp GDMN.
b. Nội dung biện pháp:
- Đảng bộ và các cấp ủy Đảng lãnh đạo, chỉ đạo công tác XHHGDMN cần xác định rõ nội dung huy động phù hợp với vai trò, chức năng, nhiệm vụ và tác dụng của từng đối tượng.
- Hội đồng nhân dân, UBND các cấp cụ thể hoá các chủ trương, giải pháp lớn thành các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, hoạch định chương trình, kế hoạch cân đối các điều kiện về đội ngũ, nguồn vốn, cơ sở vật chất… tạo điều kiện cho giáo dục mầm non phát triển.
- Nhà trường là chủ quản, giữ vai trò chủ động, tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch XHHGDMN ở địa phương.
- Cha mẹ học sinh có sự đóng góp vật chất vào cơng tác XHHGD trong nhà trường để nâng cao CSVC, trang thiết bị dạy và học, đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Phối kết hợp cùng nhà trường để đưa chất lượng CS-GD trẻ tốt hơn.
c. Cách thức tiến hành:
* Xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các LLXH, dựa trên một số nguyên tắc: Nguyên tắc lợi ích, nguyên tắc về chức năng, nguyên tắc về pháp lý.
* Huy động các nguồn lực đầu tư cho GDMN.
- Huy động nguồn ngân sách Nhà nước đầu tư cho GDMN, phân bố và sử dụng hợp lý ngân sách Nhà nước và tiềm năng của XH. Nguồn ngân sách Nhà nước
vẫn là nguồn vốn lớn nhất và quan trọng để mở rộng quy mô nâng cao chất lượng và hiệu quả GD, nguồn ngân sách Nhà nước sẽ tạo điều kiện cơ bản để giải quyết nhu cầu vốn cho GDMN. Phải đổi mới cơ chế quản lý phân bổ ngân sách Nhà nước và các tiềm năng đóng góp của nhân dân; Nhà nước cần tăng cường đầu tư CSVC trường học theo hướng kiên cố hoá, hiện đại hoá và chuẩn hoá.
- Huy động các nguồn lực khác: Xây dựng kế hoạch huy động tối đa các nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục như: CMHS, các tổ chức chính quyền, đồn thể địa phương, các doanh nghiệp, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, các “mạnh thường quân”...
- Huy động các nguồn lực để phục vụ sự nghiệp phát triển GDMN, chủ động khai thác các nguồn lực từ doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong và ngoài nước, thu hút tối đa nguồn tài trợ nước ngồi thơng qua các chương trình viện trợ.
d. Điều kiện thực hiện:
Huy động được đông đảo các LLXH tham gia vào công tác XHHGDMN và quản lý XHHGDMN. Mở rộng khả năng đóng góp của nhân dân, của các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế, các “mạnh thường quân”... Thực hiện công bằng dân chủ trong quản lý XHHGDMN